THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 07:48

Làm thế nào để biết con bạn có bị nhiễm độc chì hay không?

16/12/2021 | 06:09
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chì là một trong mười kim loại nặng cần được quan tâm nhất đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. Ước tính, năm 2000 trên thế giới có khoảng 120 triệu người bị phơi nhiễm chì, trong đó chủ yếu là trẻ em.

Chì xâm nhập vào cơ thể trẻ như thế nào?

Trẻ em bị nhiễm chì khi hít phải bụi chì, ăn phải những thức ăn có chứa chì và uống nước bị ô nhiễm chì.

Chúng ta thường sử dụng nước máy để pha sữa và nấu ăn, nhưng nó có thể chứa chì mà bạn không hề biết. Bạn không thể nhìn, ngửi hoặc nếm được chì khi nó ở trong nước và việc đun sôi nước sẽ không loại bỏ được chì.

Trẻ em rất thích tô tượng, nhưng sơn dùng để tô tượng có thể chứa chì và không an toàn với trẻ. Nếu chẳng may tay trẻ dính sơn, hãy rửa tay thật sạch cho trẻ. Ảnh Thanh Huyền

Trẻ em rất thích tô tượng, nhưng sơn dùng để tô tượng có thể chứa chì và không an toàn với trẻ. Nếu chẳng may tay trẻ dính sơn, hãy rửa tay thật sạch cho trẻ. Ảnh Thanh Huyền

Ngay cả những trẻ không ăn phải thức ăn có chứa chì cũng có thể bị nhiễm chì nếu xung quanh trẻ có các loại đồ dùng được sơn bằng các loại sơn có chứa chì. Trẻ em có thể hít phải bụi chì từ một cánh cửa được sơn bằng sơn chứa chì hoặc chơi với các đồ vật có sơn chì dính lại trên đó. Trẻ nhỏ thường có thói quen gặm đồ chơi hoặc đưa tay lên miệng, vô tình có thể đưa chì vào cơ thể.

Phụ nữ mang thai có hàm lượng chì trong máu cao có thể truyền sang thai nhi.

Để tầm soát nhiễm độc chì, trẻ sẽ được thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản. Mặc dù không có lượng chì nào được coi là an toàn, nhưng nếu mức độ chì trong máu của trẻ lớn hơn 5 microgam / decilit (mcg/ dL) thì bạn cần thực hiện các bước để giảm phơi nhiễm cho trẻ. Chức năng não của trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu mức chì là 10 mcg / dL và đối với mức chì trên 45 mcg / dL thì trẻ cần được điều trị y tế.

Những trẻ em nào dễ có nguy cơ bị nhiễm độc chì?

Nếu trẻ sống hoặc dành nhiều thời gian ở trong một tòa nhà cũ với những bức tường bong tróc, chúng có nguy cơ bị hít phải các bụi chì.

Sống gần xa lộ hoặc khu công nghiệp, xưởng sản xuất nhất là sản xuất pin hay ắc quy, sơn và bột màu, vật tư kính màu… cũng đem đến nguy cơ nhiễm độc chì cho trẻ em.

Trẻ có cha mẹ hay người thân trong gia đình làm các công việc thường xuyên tiếp xúc với chì có thể vô tình mang dư lượng chì về nhà trên tay và quần áo của họ. Nếu các bậc cha mẹ làm việc tại các công ty ắc quy chiếu sáng, cửa hàng xăng dầu, đồ gốm, đồ nội thất… hãy tắm rửa và thay quần áo sau khi làm việc.

Ngoài ra, đồ nội thất cũ trong gia đình, thiết bị sân chơi và đồ chơi được sơn hoặc đánh vecni bằng những sản phẩm chứa chì, những viên pin cũ, thực phẩm nhập khẩu đóng hộp thiếc hàn chì cũng là tác nhân khiến trẻ có thể bị nhiễm độc. Thậm chí, một số loại mỹ phẩm phụ nữ hay dùng như son môi, phấn trang điểm, thuốc nhuộm… cũng có thể chứa chì, nếu vô tình để trẻ nghịch, ăn, nuốt phải sẽ rất nguy hiểm.

Cách phòng ngừa khỏi phơi nhiễm chì

Giữ bàn tay của trẻ sạch sẽ bằng cách rửa tay cho trẻ nhiều lần một ngày, đặc biệt là sau khi trẻ chơi ngoài trời và trước khi trẻ ăn. Phải rửa tay ít nhất 20 giây để loại bỏ các hạt chì.

Giữ cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ bằng cách lau sạch vụn sơn và bụi bằng khăn ướt.

Đảm bảo rằng giường và đồ chơi của trẻ không bị bong tróc sơn. Rửa đồ chơi thường xuyên.

Không nên để trẻ nhỏ gặm các món đồ chơi có sử dụng sơn phủ vì chúng có thể chứa chì khiến trẻ ngộ độc.

Không nên để trẻ nhỏ gặm các món đồ chơi có sử dụng sơn phủ vì chúng có thể chứa chì khiến trẻ ngộ độc.

Nếu con bạn là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, đừng để con gặm các món đồ chơi bằng nhựa nhiều sắc màu hoặc các đồ chơi bằng gỗ được phủ sơn bóng, giúp trẻ tránh tiếp xúc trực tiếp các bề mặt sơn như bệ cửa sổ, hoặc đồ nội thất.

Kiểm tra hệ thống nước máy của gia đình bạn và hỏi các chuyên gia cách khử chì nếu cần thiết.

743.000 trẻ em tử vong, ảnh hưởng trí tuệ mỗi năm vì nhiễm độc chì

Mỗi năm, thế giới ghi nhận thêm mới khoảng 600.000 trẻ em bị ảnh hưởng trí tuệ và 143.000 trường hợp tử vong do tiếp xúc chì, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Minh Thư
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Đồ sắc nhọn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ em

Đồ sắc nhọn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ em

2 năm trước

Tai nạn thương tích gây nên bởi các vật sắc nhọn thường hay gặp ở trẻ em ở tất cả mọi lứa tuổi, ở bất kỳ đâu và bất cứ lúc nào. Chấn thương do những vật sắc nhọn gây ra cho...
Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

2 năm trước

Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể để lại di chứng suốt đời. Để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non, các cơ...
Xây dựng “Ngôi nhà an toàn” – phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em

Xây dựng “Ngôi nhà an toàn” – phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em

2 năm trước

Bảo vệ trẻ em khỏi bị các tai nạn thương tích là trách nhiệm của gia đình, của cộng đồng, của Nhà nước và của chính bản thân trẻ em. Trong đó, việc đẩy mạnh xây dựng ngôi nhà an...
Dạy trẻ kỹ năng sơ cứu khi gặp tai nạn thương tích

Dạy trẻ kỹ năng sơ cứu khi gặp tai nạn thương tích

2 năm trước

Sơ cứu đúng cách khi bị tai nạn thương tích rất quan trọng, vì những vết thương nhỏ, nhìn đơn giản cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Trẻ em cần được dạy một số kỹ năng sơ...
Nguy cơ trẻ bị tai nạn thương tích ở những nơi không ngờ

Nguy cơ trẻ bị tai nạn thương tích ở những nơi không ngờ

2 năm trước

Cho con đi mua sắm đồ, vui chơi, xem phim ở các siêu thị, trung tâm thương mại, cha mẹ thường yên tâm và nghĩ ở đó an toàn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở những nơi này cũng tiềm ẩn nhiều...