THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 09:59

Lắng nghe người chuyển giới để lấp đầy những khoảng trống vô hình

17/12/2019 | 10:03

 

Tôn trọng và lắng nghe người chuyển giới

Nhiều khó khăn trong việc thừa nhận quyền của người chuyển giới 

Chị Nguyễn Kim Mai, một người chuyển giới nam sang nữ - chia sẻ, chị xác định được bản dạng giới của mình ở những độ tuổi rất trẻ, trong khoảng từ 12-14 tuổi. Tuy nhiên phải tới 17 tuổi, chị mới lần đầu chia sẻ về bản dạng giới với một người khác. Đó là cả một quá trình dài, Mai đã phải sang Thái Lan một mình và gặp một số biến cố. Khi trở về Việt Nam, Mai gặp khá nhiều khó khăn, ngoài những vấn đề về gia đình, y tế, xã hội và tìm công việc cho mình… thì người chuyển giới vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khác. "Tôi từng mang giấy tờ về địa phương để xin đổi tên. Lần đầu tôi xin đổi tên và giới tính thì họ nói pháp luật chưa cho phép và lưu lại hồ sơ. Lần thứ 2, thứ 3, tôi đến xin đổi tên, tôi nghĩ có quyền được đổi nhưng họ nói tên của tôi đẹp rồi, tên thì phải trùng khớp với giới tính nên họ cũng không đổi cho", chị Mai nói. 

Cũng giống như chị Mai, trong thời gian xác định bản dạng giới của mình, nhiều người chuyển giới đã gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần như căng thẳng, mất ngủ kéo dài, rối loạn lo âu. Phát hiện trong nghiên cứu do Mạng lưới người chuyển giới Việt Nam (VNTG), dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) và Mạng lưới người chuyển giới Châu Á Thái Bình Dương, thực hiện tại Hà Nội tháng 6/2019 với sự tham gia của 250 người chuyển giới đã cho thấy nhiều thách thức trong trải nghiệm cuộc sống của họ. Nghiên cứu chỉ ra, những người chuyển giới trẻ tuổi thường có suy nghĩ về việc tự tử khá sớm, và cố gắng tự tử lần đầu thường vào khoảng 15 tuổi, nghĩa là 3 năm sau khi họ cảm nhận được sự khác biệt về bản dạng giới của mình. 39.4% cho biết họ đã từng có ý nghĩ về việc tự kết liễu cuộc sống của minh. Trong số những người đã từng có suy nghĩ này, có đến 40.7% cho biết đã từng cố gắng tự tử. 

Bên cạnh đó, sự kỳ thị và phân biệt đối xử đã tăng nguy cơ khiến nhiều người chuyển giới đã trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục và bắt nạt học đường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc lo sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử cũng khiến người chuyển giới có tâm lý e dè và mặc cảm khi tìm kiếm các dịch vụ y tế. Điều này có thể dẫn đến việc trì hoãn thăm khám và điều trị các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần kể trên. 

Do chưa có khung pháp luật chính thức quy định hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ nội tiết tố (hormone) và phẫu thuật chuyển đối giới tính nên việc thực hiện một trong những quyển cơ bản nhất của con người – quyền được sống khỏe mạnh, của người chuyển giới ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và có nhiều nguy cơ đáng báo động. Với những người hiện đang tự điều trị nội tiết tố, chỉ có 37.6% tìm kiếm thông tin y tế trước khi bắt đầu sử dụng, hầu hết (72.9%) mua hormone từ các bạn bè hay các nguồn phi chính thức như “chợ đen”, 33.3% mua hormone từ các nguồn trôi nổi trên mạng. Phần lớn người chuyển giới nếu có nhu cầu phẫu thuật sẽ phải sang nước ngoài, chủ yếu là Thái Lan để thực hiện can thiệp ở các cơ sở tư nhân không hợp pháp với chi phí rẻ hơn nhiều so với các bệnh viện. Điều đó đồng nghĩa với việc chấp nhận các rủi ro lớn về sức khỏe. Việc chăm sóc sau phẫu thuật tại Việt Nam cũng là rào cản lớn do cán bộ y tế tại các cơ sở thiếu hiểu biết về người chuyển giới và chăm sóc sức khỏe cho người chuyển giới. 
 
 
TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế)
 

Cần có hành lang pháp lý toàn diện

Theo TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Hiến pháp sửa đổi năm 2013 trên cơ sở tôn trọng quyền con người đã tạo cơ sở pháp lý cho phong trào kêu gọi quyền của những người chuyển giới.

Bộ Luật Dân sự sửa đổi năm 2015 cũng thừa nhận quyền của người chuyển đổi giới tính, mặc dù Luật này chưa có các quy định cụ thể về các quyền ở các lĩnh vực khác nhau của người chuyển đổi giới tính.

Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), cơ quan phụ trách soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ cộng đồng NCG Việt Nam và nhiều điểm của dự thảo đã được sửa đổi để đáp ứng quyền của NCG.

Hiện dự thảo chưa được Bộ Y tế trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt. Do chưa có Luật cho người chuyển giới nên hàng nghìn người chuyển giới vẫn khó khăn với thủ tục đổi tên. Hàng ngày, người chuyển giới vẫn phải đánh cược tính mạng và sức khỏe của mình với những viên thuốc, ống hormone và ở những cơ sở y tế không chính thức. Nhiều người phải làm các công việc bất hợp pháp hoặc có nhiều rủi ro về sức khỏe do khó khăn trong tìm kiếm việc làm…
 
 
Chị Nguyễn Kim Mai - một người chuyển giới nam sang nữ (cầm micro)

Đại diện cho cộng đồng LGBT, Nguyễn Vũ Hà Anh chia sẻ, bản thân cô mong muốn Luật chuyển đổi giới tính sớm được thông qua để những NCG có cuộc sống bình thường, không bị kỳ thị, tìm được việc làm, được công nhận và được thay đổi giấy tờ tùy thân.

Chia sẻ tại hội thảo “Đừng để người chuyển giới mãi vô hình”, do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) tổ chức ngày 15/12, đại diện nhóm người chuyển giới đề xuất Thay đổi điểm 5, điều 2 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính: Xóa bỏ điều kiện phải can thiệp y học để được công nhận là người chuyển đổi giới tính. Mong Bộ Y tế sớm trình dự thảo tới Chính phủ và Quốc hội để hiện thực hóa các quyền của người chuyển giới như đã được thừa nhận tại Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2015. Đồng thời phát triển hệ thống dịch vụ chuyên biệt và thân thiện dành cho người chuyển giới sớm được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe hợp pháp của người chuyển giới.

Bên cạnh đó, báo chí nên tăng cường tiếng nói ủng hộ cộng đồng người chuyển giới để giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về người chuyển giới, góp phần xóa bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người chuyển giới, tạo điều kiện để người chuyển giới có thể tham gia vào các hoạt động xã hội một cách bình đẳng.

Mai Anh/ GĐTE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...