THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 09:17

Lào Cai: Tạo điều kiện cho người bán dâm tiếp cận nguồn sinh kế, ổn định đời sống

23/10/2019 | 15:13

Lồng ghép phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ phòng, chống mại dâm

Lào Cai là tỉnh biên giới nằm chính giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc của đất nước, với hơn 2.000km đường biên, nhiều cửa khẩu; là tỉnh có nhiều điểm du lịch, nhiều khu công nghiệp mới, lượng người đến đông. Hoạt động mại dâm ở tỉnh những năm qua tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, trá hình, khó kiểm soát, phổ biến nhất vẫn là lợi dụng các cơ sở kinh doanh dịch vụ như nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, karaoke, massage… để hoạt động nhằm trốn tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Tình hình tội phạm liên quan đến mại dâm ngày càng đa dạng và trẻ hóa. Đa số các đối tượng hoạt động mại dâm thường nằm trong độ tuổi từ 18-30 tuổi, trình độ văn hóa thấp, không có nghề nghiệp ổn định, thiếu sự quản lý, giáo dục, có lối sống buông thả, ăn chơi đua đòi.


Tổ chức truyền thông trực tiếp tại những địa bàn trọng điểm về tệ nạn mại dâm.


Bà Vũ Thị Hoa Sen - Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lào Cai cho rằng: Có thể thấy, nguyên nhân chính đẩy nhiều người vào con đường mại dâm là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có nghề nghiệp. Cùng với đó, sự phân biệt đối xử là một rào cản đối với những người hoạt động mại dâm có ý định bỏ việc bán dâm và kiếm kế sinh nhai khác. Mặc dù Nhà nước có chính sách hỗ trợ vay vốn cho người hoạt động mại dâm trở về với cộng đồng, tuy nhiên, nhiều người không đăng ký vì lo sợ bị cộng đồng kỳ thị. Để phụ nữ bán dâm tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác phòng chống mại dâm. Vì thế, thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ, giúp đỡ người bán dâm hoàn lương bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả: Xây dựng các chương trình, dự án kinh tế hướng tới tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh cho nhóm đối tượng là phụ nữ có trình độ học vấn thấp, không có việc làm, nhằm phòng ngừa các nguy cơ tham gia tệ nạn mại dâm; Rà soát những đối tượng dễ tham gia hoạt động mại dâm, tư vấn và hỗ trợ các đối tượng trên tiếp cận với các chương trình an sinh xã hội và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để hạn chế phát sinh, phát triển tệ nạn mại dâm.
Tỉnh Lao Cai đã tổ chức phối hợp có hiệu quả chương trình phòng, chống mại dâm với các chương trình phòng, chống ma túy; phòng, chống lây nhiễm HIV; phòng, chống tội phạm mua bán người vì mục đích mại dâm. Tỉnh xây dựng thử nghiệm mô hình hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm như: Khảo sát, đánh giá tình hình thực tế, người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; Thành lập các câu lạc bộ của chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ. Nhiều địa phương tổ chức các hoạt động can thiệp giảm hại cho người lao động làm việc tại các cơ sở trên như: truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông vận động cộng đồng, cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV và tư vấn lồng ghép tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ xã hội, cá nhân tham gia hoạt động can thiệp trên địa bàn. UBND các xã, phường, thị trấn kịp thời rà soát, thống kê người bán dâm đã hoàn lương về sinh sống tại cộng đồng, phối phợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp họ được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế gia đình, tạo cơ hội thay đổi cuộc sống, tự tin tái hòa nhập cộng đồng bền vững.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tường Long - Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Lào Cai cho biết: Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người bán dâm và người có nguy cơ cao trong việc chăm sóc sức khỏe và ổn định cuộc sống, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đã phát nhiều thẻ bảo hiểm y tế, chuyển gửi nhiều lượt người khám, xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các chị em. Tiếp tục triển khai chương trình giảm tác hại của tệ nạn mại dâm thông qua hoạt động của mô hình “Trợ giúp giảm tổn thương, hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng”. Phòng ngừa, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý vụ việc, ổ nhóm hoạt động mại dâm. Hiện có 80% cơ sở kinh doanh dịch vụ được nâng cao nhận thức về tác hại của tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS.


Diễn đàn phòng chống mại dâm tại trường PTTH huyện Bảo Hà (Lào Cai).


Công tác phòng ngừa được đặt lên hàng đầu

Để công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm có hiệu quả, Lào Cai đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức trong cộng đồng; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: Tổ chức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng dân cư (tập trung tại những địa bàn trọng điểm về tệ nạn mại dâm); Kết hợp tuyên truyền phòng chống mại dâm với tuyên truyền phòng, chống mua bán người vì mục đích mại dâm, phòng chống ma túy và phòng chống lây nhiễm HIV… Nội dung tuyên truyền ngắn ngọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm nâng cao hiệu quả; Tổ chức các lớp nâng cao nâng cao năng lực cho các cộng tác viên, tuyên truyền viên cơ sở về công tác tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng can thiệp giảm hại, phòng ngừa tác hại của tệ nạn mại dâm đối với cộng đồng.

Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2020, 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền về tệ nạn mại dâm, tác hại và ảnh hưởng của tệ nạn mại dâm đến đời sống xã hội. Cùng với đó, 90% người dân trong độ tuổi trưởng thành hiểu tình dục lành mạnh, an toàn và có hành vi tình dục lành mạnh, an toàn là các mục tiêu quan trọng mà Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đặt ra trong Kế hoạch về phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, đến năm 2020, 100% các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ phòng, chống mại dâm tại địa phương như: chương trình xóa đói giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn; chương trình việc làm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm mua bán người.
                                                                                                    
Nhiều địa phương tổ chức các hoạt động can thiệp giảm hại cho người lao động làm việc tại các cơ sở trên như truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông vận động cộng đồng, cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV và tư vấn lồng ghép tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ xã hội, cá nhân tham gia hoạt động can thiệp trên địa bàn.


 

Sơn Thành/GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.