THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 11:43

Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được công nhận là Di sản văn hóa quốc gia

17/04/2022 | 13:12
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 776/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống - Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Katê là lễ hội dân gian có từ lâu đời và đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn ở Bình Thuận được tổ chức vào ngày 1/7 hằng năm theo lịch của đồng bào Chăm, thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch.

Các thiếu nữ Chăm múa mừng Lễ hội Katê 2019 tại tháp Pô Klong Garai, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. (Nguồn: TTXVN)

Các thiếu nữ Chăm múa mừng Lễ hội Katê 2019 tại tháp Pô Klong Garai, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. (Nguồn: TTXVN)

Đây là lễ hội lớn kéo dài trong 3 ngày với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, lứa đôi hòa hợp, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở. Vào lễ hội Katê, không chỉ người Chăm ở Bình Thuận mà người Chăm sinh sống, làm việc ở khắp mọi nơi đều trở về đoàn tụ và quây quần cùng gia đình, bạn bè và người thân.

Hơn 15 năm qua, lễ hội Katê được tỉnh Bình Thuận phục dựng tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết) và trở thành một trong 6 lễ hội tiêu biểu được tỉnh lựa chọn để phát triển du lịch. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm của đồng bào Chăm mà lễ hội Katê còn góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh Bình Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bên cạnh các nghi lễ truyền thống như lễ rước y trang của nữ thần Pô Sah Inư lên tháp, lễ mở cửa tháp chính, nghi thức tắm bệ thờ Linga - Yoni, mặc trang phục, đại lễ cúng mừng Katê tại tháp chính…, lễ hội Katê còn có phần hội với các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Chăm như thi đi cà kheo, làm bánh gừng, thi giã gạo, đội nước vượt chướng ngại vật…

Được biết, Bình Thuận hiện có gần 40.000 người Chăm sinh sống, tập trung tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh… Ngoài lễ hội Katê, người Chăm ở Bình Thuận còn có nhiều lễ hội mang nét văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc như: Rijanưgar, Súc dâng, Tết Ramưwan…

Những năm qua, bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói chung và đồng bào Chăm nói riêng, tỉnh Bình Thuận đã, đang bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Chăm như: bảo tồn và phát triển nghề làm gốm truyền thống, các lễ hội của người Chăm, xây dựng Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm…

Hoài Phi
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Lễ hội cướp bông, ném chài được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Lễ hội cướp bông, ném chài được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

2 năm trước

Lễ hội cướp bông, ném chài được tổ chức hàng năm tại đền Vân Luông, phường Vân Phú, TP Việt Trì thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng...
Cuốn hút Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Cuốn hút Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

2 năm trước

Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 8 năm 2022 đã chính thức khai mạc tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ vào tối 5/3 và diễn ra đến ngày 15/4. Lễ hội có hàng loạt hoạt động hấp dẫn,...
Điện Biên điều chỉnh quy mô tổ chức Lễ hội Hoa Ban 2022

Điện Biên điều chỉnh quy mô tổ chức Lễ hội Hoa Ban 2022

2 năm trước

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Ban 2022, tỉnh Điện Biên sẽ dừng tổ chức Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban, hoạt động diễu hành đường phố và các hoạt động...