THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 09:51

Lễ tiếp nhận tài trợ lần 1 Chương trình “Máy tính cho em”

15/10/2021 | 20:35
Sáng 15/10, Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận tài trợ (lần thứ nhất) Chương trình “Máy tính cho em” dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Ngô Thị Minh. Buổi lễ có 23 Trường Đại học trên toàn quốc, Nhà xuất bản Giáo dục, Hội đồng hương Hải Phòng tại Hà Nội đăng ký tham dự và tài trợ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh tiếp nhận hỗ trợ của các đơn vị tại buổi lễ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh tiếp nhận hỗ trợ của các đơn vị tại buổi lễ.

Do dịch bệnh Covid-19, hàng triệu học sinh, sinh viên không thể đến trường, việc chuyển sang dạy và học trực tuyến là cần thiết và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế nhiều gia đình học sinh còn khó khăn, thiếu phương tiện học tập trực tuyến thiết yếu như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh…

Ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên toàn quốc. Trước đó, ngày 10/9/2021, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động Chương trình quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành giáo dục và đào tạo ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến, trước mắt ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Công văn số 3961/BGDĐT-CĐN,ngày 10/9/2021 phát động Chương trình “Máy tính cho em” nêu: “Tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” tại tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc; kêu gọi, tuyên truyền, vận động toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, đội ngũ nhà giáo, nhân viên, người lao động tham gia ủng hộ kinh phí.

Số kinh phí này sẽ sử dụng trên nguyên tắc công khai minh bạch; Ban Vận động quyên góp, ủng hộ, tiếp nhận, điều phối trang thiết bị học trực tuyến cho học sinh của Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo ưu tiên mua thiết bị học trực tuyến hỗ trợ các đối tượng học sinh khó khăn ngay tại địa phương và có sự điều phối chung giữa các địa phương trong cả nước”.

Sau 1 tháng triển khai Chương trình “Máy tính cho em” trên toàn quốc, đã có có 52/63 Sở GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục tỉnh/TP đã triển khai, huy động được: 36 tỷ 224 triệu đồng, do cán bộ nhà giáo, người lao động tham gia ủng hộ; 45 tỷ 952 triệu 470 ngàn đồng, huy động được từ các nguồn hỗ trợ khác; 12.550 máy tính và máy tính bảng; 16.234 điện thoại thông minh và 74.559 thiết bị hỗ trợ học tập khác. Cá trường đại học, cao đẳng sư phạm và các đơn vị trực thuộc Ngành đóng góp về tài khoản Công đoàn Giáo dục Việt Nam: 7 tỷ 238 triệu 432 ngàn 846 đồng. Hiện nay, Cng trình vẫn đang triển khai ở các tỉnh/ thành phố, các trường đại học.

Ghi nhận sự đóng góp, chung tay, chia sẻ của các đơn vị đối với chương trình “Máy tính cho em", Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết: Trọng trách của ngành Giáo dục vận động các thầy cô, cán bộ quản lý, các nhà tài trợ ủng hộ, đóng góp 200 nghìn máy tính là không dễ dàng do ngành Giáo dục và các thầy cô cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Nhưng vượt qua khó khăn, các thầy cô chung sức cùng địa phương, tích cực tham gia Chương trình, quyên góp máy tính để giúp các em học sinh có thiết bị học tập.

Sau hơn 1 tháng phát động, Chương trình đã đạt được kết quả nhất định. Số lượng quyên góp được đã lên đến hơn 108 tỷ đồng, trên 12 nghìn máy tính bảng. Số thiết bị đạt chuẩn sẽ được chuyển trực tiếp đến 3 đối tượng là con hộ nghèo, cận nghèo, học sinh mồ côi do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Số còn lại chuyển cho các em học sinh khó khăn khác.

Thứ trưởng bày tỏ, chung tay với Chương trình không chỉ có các thầy cô giáo ngành Giáo dục mà của cả các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và mong muốn nghĩa cử cao đẹp này sẽ tiếp tục lan tỏa trong cộng đồng.

Một số sở GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục tỉnh/thành phố đã triển khai cuộc vận động một cách hiệu quả như:

Đồng Tháp (hơn 4 tỉ đồng), Bà Rịa Vũng Tàu (gần 4 tỉ đồng), Bến Tre (2,5 tỉ đồng), Tây Ninh (1,6 tỉ đồng), Ninh Thuận (1,25 tỉ đồng), Đăk Lăk (1,25 tỉ đồng), An Giang (1,15 tỉ đồng).

Các trường đại học, cao đẳng sư phạm và các đơn vị trực thuộc đóng góp về tài khoản Công đoàn Giáo dục Việt Nam: 7,2 tỉ đồng. Một số đơn vị đã triển khai hiệu quả cuộc vận động như: ĐH Thái Nguyên (1 tỷ 80 triệu đồng), ĐH Quốc gia Hà Nội (1 tỷ đồng), NXB Giáo dục VN (500 triệu đồng), Viện KHGD VN (342 triệu đồng), ĐH Đà Nẵng (350 triệu đồng), ĐH Tài chính –Maket ting (200 triệu đồng)…

Vân Nhi
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Những giải pháp hỗ trợ cần được lựa chọn vì lợi ích tốt nhất của trẻ em

Những giải pháp hỗ trợ cần được lựa chọn vì lợi ích tốt nhất của trẻ em

2 năm trước

Bày tỏ sự quan tâm sâu sắc và mong muốn được hỗ trợ nhiều nhất cho hơn 1.500 trẻ em ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác bị mất cha mẹ do Covid-19, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện...
Trao 50 máy tính bảng cho trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 quận 11

Trao 50 máy tính bảng cho trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 quận 11

2 năm trước

Ngày 14/10, UBND Quận 11 (TP. HCM) đã tổ chức Lễ trao tặng 50 máy tính bảng đợt 2 cho các em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Với thông điệp “không để ai bị...