THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 08:39

Lợi ích của vui chơi thể thao trong hoạt động ngoại khóa

09/12/2020 | 20:02
Chơi thể thao giúp trẻ phát triển kỹ năng mềm
 
Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa như chơi các môn thể thao: bóng rổ, bóng đá, cắm trại, đuổi bắt…, trẻ sẽ vận động cơ thể một cách toàn diện, từ đó giúp phát triển thể chất và nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, những đứa trẻ thường xuyên tham gia chơi thể thao ngoại khóa sẽ hình thành nên thói quen giải trí tốt, không quá phụ thuộc vào các trò chơi điện tử, dẫn đến nghiện game, nghiện xem tivi… Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài trời này cũng giúp cho trẻ có cơ hội được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, yếu tố quan trọng giúp hệ cơ và xương khỏe mạnh.
 
Những hoạt động ngoại khóa với các môn thể thao không chỉ giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, mà thông qua đó, các em còn học được nhiều kỹ năng như sự tự tin, hòa đồng, khẳng định bản thân. Nhiều hoạt động khác như các câu lạc bộ hội họa, âm nhạc, tham quan, dã ngoại… cũng giúp các em tự phát hiện và phát huy khả năng của mình.
 
Tác dụng lớn nhất và dễ dàng nhận thấy khi cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa đó là mang đến một cuộc sống vui tươi cho trẻ. Các hoạt động tập thể giúp trẻ giao lưu kết bạn với những đứa trẻ cùng trang lứa, điều này giúp trẻ hiểu thế nào về tình đồng đội, sự sẻ chia và gắn kết. 


Thông qua các cuộc thi đấu thể thao, giúp trẻ được rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giao tiếp.
 
Chơi thể thao thường xuyên cũng sẽ giúp tinh thần trẻ minh mẫn hơn, trẻ có trí nhớ tốt hơn trong học tập. Với những môn thể thao đồng đội trong hoạt động ngoại khóa như bóng rổ, bóng đá, kéo co… sẽ giúp trẻ học hỏi được rất nhiều kỹ năng mềm trong cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng hòa nhập với tập thể. Với các môn thể thao này, trẻ sẽ cảm nhận được tinh thần đoàn kết với những đồng đội của mình, đặc biệt trong những tình huống trẻ và các bạn cùng phối hợp, hỗ trợ nhau ở các trận đấu, từ đó nâng cao tinh thần đồng đội, biết cách kết nối với mọi người. Và quan trọng là khi trẻ quyết tâm, nỗ lực, bền bỉ thực hiện một mục tiêu nào đó trong lúc thi đấu hoặc tập luyện thể thao, đó cũng là lúc trẻ đang tự tiếp thêm niềm tin cho chính bản thân mình. Nâng cao tinh thần đồng đội, tiếp thêm niềm tin cho chính bản thân mình - đó là những năng lượng tích cực mà trẻ nhận được thông qua việc tập luyện thể thao. Qua các hoạt động thể thao, trẻ sẽ có xu hướng trở nên nhanh nhạy, linh động hơn. Thông qua các cuộc thi đấu thể thao, trẻ không những có cơ hội thể hiện và bộc lộ tài năng của mình mà còn giúp trẻ được rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giao tiếp trước đám đông.
 
Những kỹ năng mềm này sẽ trở nên cần thiết và quan trọng hơn cả khi trẻ ngày một trưởng thành. Việc phát triển những kỹ năng này sẽ giúp trẻ thêm tự tin, dám đối đầu với khó khăn, nắm bắt cơ hội mới dễ dàng. Cùng với kiến thức học tập trong nhà trường, thể thao cũng sẽ là “người thầy” dạy con những bài học quý giá về kỹ năng sống, giúp trẻ phát triển toàn diện, thành công trong cuộc sống sau này.


Trẻ thường xuyên tham gia chơi thể thao sẽ hình thành nên thói quen giải trí tốt.

 Giúp trẻ được phát triển thể chất và nâng cao sức đề kháng

 
Thời gian vui chơi thể thao ngoài trời không chỉ đem lại lợi ích giải trí, mà còn là chìa khóa mở ra chân trời mới cho trẻ em. Trong quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa mang tính giáo dục thể chất như chơi đuổi bắt, bơi lội, bóng đá..., trẻ sẽ có cơ hội để vận động nhiều hơn. Nhờ đó, trẻ được phát triển thể chất và nâng cao sức đề kháng. Hơn nữa, vận động tay chân nhiều cũng giúp trẻ cải thiện được một số vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa, kiểm soát được cân nặng, tốt cho tim mạch... Chơi thể thao thường xuyên giúp cho cơ thể trẻ duy trì được sự tập luyện đều đặn,  từ đó trẻ dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn và sức đề kháng chống chọi với bênh tật cũng tăng lên.
 
Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời cũng giúp trẻ phát triển tư duy tốt hơn, trẻ trở nên năng động, có thể giảm stress, tạo hứng thú trong học tập. Cô giáo Ngô Thị Minh Phú - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phúc Lợi (Quận Long Biên, Hà Nội) cho biết: Với những lợi ích tuyệt vời đối với sự phát triển của trẻ, thì việc cho trẻ chơi thể thao thường xuyên luôn được cha mẹ, thầy cô quan tâm hiện nay. Giai đoạn 6-12 tuổi được xem như giai đoạn vàng để giáo dục, phát triển kỹ năng và hình thành nhân cách cho trẻ, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Những trẻ có nhiều bạn bè sẽ ít có biểu hiện trầm cảm, lo lắng, ngôn ngữ phát triển, do đó trẻ sẽ dễ hòa nhập và thích nghi với những hoàn cảnh mới. Chính vì vậy, cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi thể thao ngoại khóa giúp trẻ có thể tự lập và trưởng thành hơn rất nhiều. Không chỉ các hoạt động ngoại khóa ở nhà trường, cha mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể thao để giải trí, vận động thân thể, giúp tinh thần thoải mái hơn. Các hoạt động vui chơi thể thao không chỉ đơn giản là vận động, giao lưu phát triển kỹ năng sống, mà còn giúp trẻ kích thích khả năng sáng tạo của bản thân.
 Trẻ lớn lên và trưởng thành hơn từ những hoạt động vui chơi thể thao. Chơi thể thao còn rèn cho trẻ sự tự tin, quyết tâm, bền bỉ theo đuổi niềm đam mê và củng cố tinh thần đồng đội.
 

Thành Sơn/GĐTE

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...