THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 07:08

Lời khen đúng lúc có thể giúp con vượt qua sự nhút nhát

20/02/2022 | 11:41
Trẻ nhút nhát, thiếu tự tin sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kết bạn, học tập và khó có thể thành công trong tương lai. Để giúp trẻ vượt qua trở ngại này, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp.
Cha mẹ luôn đồng hành, con sẽ tự tin vững bước. Ảnh: XQ

Cha mẹ luôn đồng hành, con sẽ tự tin vững bước. Ảnh: XQ

Nhút nhát, thiếu tự tin là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Thông thường, những biểu hiện này trong giai đoạn đầu chưa gây ra những ảnh hưởng quá rõ rệt nên cha mẹ không lưu tâm. Nhưng theo thời gian, tính cách này sẽ trở thành rào cản trong giao tiếp cũng như khiến trẻ không dám thể hiện năng lực và đánh mất nhiều cơ hội.

Bên cạnh đó, trẻ nhút nhát, thiếu tự tin vào bản thân cũng có rất ít bạn bè và các mối quan hệ khác trong cuộc sống. Hơn nữa, tính cách nhút nhát sẽ khiến trẻ trở thành đối tượng bị trêu chọc, thậm chí là bạo lực học đường. Nếu gia đình không có sự quan tâm đúng mực, trẻ sẽ phải tự đối mặt với những vấn đề này và chịu những tổn thương sâu sắc về mặt tâm lý.

Nhận biết dấu hiệu trẻ nhút nhát, thiếu tự tin

Theo chuyên gia tâm lý trẻ em Vũ Hoài Sơn, để kịp thời điều chỉnh và giúp trẻ vượt qua những trở ngại này, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ nhút nhát, thiếu tự tin vào bản thân thông qua một số biểu hiện đặc trưng sau.

- Ngại giao tiếp, cảm thấy không thoải mái khi đến những nơi đông người.

- Thích chơi một mình hoặc chỉ chơi với một số ít bạn.

- Ngại đưa ra ý kiến cá nhân hoặc tranh luận.

- Rất dễ xấu hổ, luôn lo lắng về việc bản thân có thể bị chê cười.

- Dễ bị bạn bè bắt nạt.

Tùy vào mức độ của các biểu hiện, cha mẹ có thể tự đánh giá con mình “tự tin” hay “nhút nhát” để có các hình thức uốn nắn, động viên giúp con tự tin hòa nhập cùng bạn bè.

Nguyên nhân nào khiến trẻ nhút nhát?

Tiến sĩ Vũ Hoài Sơn cho biết, trẻ nhút nhát, thiếu tự tin vào bản thân có nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố di truyền thì tính cách nhút nhát, thiếu tự tin ở trẻ có thể liên quan đến các phương pháp giáo dục không phù hợp.

Có thể do cha mẹ quá nuông chiều khiến trẻ hình thành tâm lý ỷ lại vào gia đình và sợ va chạm với mọi thứ bên ngoài. Khi đến trường, trẻ có xu hướng thu mình, sống tách biệt vì thiếu những kỹ năng cần thiết.

Có thể do cha mẹ hay la mắng, quát nạt (hoặc bạo hành) thường xuyên khiến trẻ luôn sợ hãi, thiếu tự tin vào bản thân. Ngoài ra, việc quát nạt trẻ quá mức còn khiến trẻ trở nên thụ động và không dám trải nghiệm bất cứ điều gì vì sợ bị cha mẹ quát mắng.

Một điều khá phổ biến trong nhiều gia đình ở Việt Nam là tình trạng cha mẹ thiếu kiến thức về nuôi dạy trẻ cũng như nhận thức về quyền của trẻ em còn hạn hẹp, dẫn đến việc giáo dục trẻ theo kiểu áp đặt. Từ việc bị đối xử thiếu tôn trọng và chưa thực sự lắng nghe ý kiến sẽ làm trẻ cảm thấy bị tổn thương và sống khép mình.

Bên cạnh đó, trẻ nhút nhát, tự ti hơn so với các bạn khác còn do trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những gia đình cha mẹ quá bận rộn, ít quan tâm nên trẻ phải sống trong môi trường thu hẹp, ít được tiếp xúc với thiên nhiên và con người, dần dần hình thành tâm lý e ngại trước những thay đổi.

Ngoài ra, những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống như bị bạn bè tẩy chay, thầy cô đối xử bất công, bố mẹ ly hôn… cũng là nguyên nhân khiến trẻ thiếu tự tin vào bản thân, có nhiều xáo trộn, mặc cảm, dù trước đây rất vui vẻ và hoạt bát.

Trẻ cần rèn luyện sự tự tin để thành công trong tương lai. Ảnh: XQ

Trẻ cần rèn luyện sự tự tin để thành công trong tương lai. Ảnh: XQ

Thay đổi để thành công

Mặc dù không phải là một dạng bệnh lý, nhưng sự nhút nhát, thiếu tự tin chính là rào cản khiến con trẻ không thể phát triển và thể hiện được năng lực. TS Vũ Hoài Sơn cho rằng, thay đổi cách giáo dục chính là biện pháp hiệu quả giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát và thiếu tự tin vào bản thân.

Cách giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ hình thành những phẩm chất tốt đẹp, có lòng tin vào bản thân và tự tin hơn trong cuộc sống. Giáo dục đúng cách còn hướng con trẻ đến những giá trị bền vững, trẻ bản lĩnh hơn khi đối mặt với những khó khăn và thách thức.

TS Vũ Hoài Sơn lưu ý, trước khi áp dụng biện pháp cải thiện, cha mẹ cần xem xét tính cách của con và xác định được nguyên nhân, yếu tố có thể gây ra tình trạng này. Trong mọi trường hợp, cha mẹ nên trò chuyện nhẹ nhàng để biết được con có đang phải đối mặt với vấn đề gì để tìm ra phương án xử lý phù hợp nhất.

Một cách hiệu quả để giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát là luôn khuyến khích trẻ bằng lời khen khi con có những hành động tích cực như chủ động học tập, thực hiện bài tập về nhà đầy đủ, giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, chăm sóc em… Ðồng thời, chú ý tạo điều kiện để trẻ được sống trong môi trường lành mạnh về văn hoá, tinh thần và thể chất. Từ đó hướng trẻ đến những phẩm chất tốt đẹp, biết yêu thương bản thân và những người xung quanh cũng như tự tin hơn về bản thân, mạnh mẽ, nhạy bén và chủ động trong cuộc sống.

Năng lực của mỗi trẻ là khác nhau nên cần có những cách giáo dục khác nhau để giúp trẻ phát huy thế mạnh của mình. Khi nhận thức được thế mạnh của bản thân, trẻ sẽ dừng việc so sánh bản thân với những trẻ khác và không cảm thấy tự ti khi bản thân không ưu tú như những bạn bè đồng trang lứa. Tuy nhiên, gia đình cũng nên khuyến khích trẻ chăm chỉ học tập, bởi cần cù sẽ giúp trẻ bù đắp những thiếu sót và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Xuân Quang
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

2 năm trước

Ông Yevgeny Timakov - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và vaccine hàng đầu của Nga, cho biết, khả năng miễn dịch của trẻ em đối với bệnh Covid-19 có thể kéo dài đến 9 tháng.
Lễ hội Từ Lương Xâm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Từ Lương Xâm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 năm trước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Lễ hội Từ Lương Xâm vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Để xua tan nỗi lo “dịch chồng dịch” trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Để xua tan nỗi lo “dịch chồng dịch” trong bối cảnh đại dịch Covid-19

2 năm trước

Hội Y học Dự phòng Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm báo chí với chủ đề “Cúm mùa và tầm quan trọng của việc tiêm ngừa cúm trong bối cảnh Covid-19”. Buổi tọa đàm cung cấp các thông...