THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 09:29

Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi) tăng cường bảo vệ trẻ em trước hiểm họa của ma túy

22/10/2021 | 05:50
Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 sẽ khắc phục khoảng trống pháp lý khi quản lý người nghiện từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; đồng thời Luật cũng quy định cụ thể hơn về quy trình cai nghiện.

Trao đổi về vấn đề này trên Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ-TB&XH, ông Trần Ngọc Túy, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, để khắc phục khoảng trống đối với người nghiện ma túy từ 12 tuổi đến 18 tuổi, Luật quy định những đối tượng này được tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại các cơ sở cai nghiện cho đến khi gia đình, người giám hộ không đăng ký cai nghiện nữa nhưng các em vẫn còn nghiện thì lúc đó sẽ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Đây là điểm nhân văn, thể hiện sự quan tâm, chăm lo nhưng cũng là biện pháp theo dõi, quản lý chặt chẽ hơn đối với trẻ em nghiện, bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy được quy định tại Điều 28, Luật Trẻ em: “Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Như vậy, trẻ em nghiện ma túy có quyền tham gia các chương trình cai nghiện (có thể tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tại các cơ sở cai nghiện). Bên cạnh đó, Luật cũng quy định trình tự thủ tục lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và thông qua quyết định của tòa án nhân dân cấp huyện. Để bảo đảm quyền của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cai nghiện, khi chuyển hồ sơ để tòa án xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em tại địa phương.

Ngoài ra, trước đây, việc cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng được giao cho chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thì Luật mới đã quy định người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của UBND cấp xã. Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng. Như vậy, Luật đã chú trọng chính sách xã hội hóa công tác cai nghiện, giúp cho người cai nghiện ma túy được tham gia cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.

Đồng thời, Luật quy định việc xác định tình trạng, quy trình cai nghiện rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện. Công tác quản lý sau cai chỉ thực hiện tại cộng đồng, trong đó chú trọng hỗ trợ công tác vay vốn, giải quyết việc làm, dạy nghề, tạo điều kiện cho người sau khi cai nghiện được hưởng quyền lợi của người yếu thế.

Luật cũng quy định các cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải bố trí các khu riêng biệt để bảo đảm các quyền và trách nhiệm riêng biệt đối với các nhóm đối tượng khác nhau như: Khu lưu trú tạm thời, khu cai nghiện bắt buộc, khu cai nghiện tự nguyện, khu cho người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi…

 
Các em học sinh Trường THCS Nghĩa Tân  Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy (Hà Nội) được phổ biến kiến thức về phòng chống ma túy học đường. Ảnh: Trường THCS Nghĩa Tân

Các em học sinh Trường THCS Nghĩa Tân Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy (Hà Nội) được phổ biến kiến thức về phòng chống ma túy học đường. Ảnh: Trường THCS Nghĩa Tân

Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến tháng 6/2020, cả nước có 234.620 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý và phần lớn đang sinh sống tại cộng đồng. Đáng chú ý là tình trạng thanh thiếu niên (trong đó có học sinh, sinh viên) tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp trong các vũ trường, quán bar, nhà nghỉ, nhà riêng... chưa giảm; không những xảy ra ở các thành phố lớn mà còn lan rộng ra vùng ven, các khu công nghiệp, vùng biên.

Trong khi đó, việc tổ chức xét nghiệm để kết luận đối với học sinh, sinh viên còn rất khó khăn. Hiện tượng thanh thiếu niên sử dụng cần sa trong các vũ trường, quán bar kết hợp với ma túy tổng hợp ngày một phổ biến, phản ánh một xu thế mới về hình thức và loại ma túy sử dụng trong giới trẻ ở nước ta.

Minh Trang
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đồng hành cùng trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đồng hành cùng trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

2 năm trước

Theo thông tin từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN), tính đến ngày 18/10/2021, Quỹ đã hỗ trợ 7,78 tỷ đồng cho 1.556 trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19; hỗ trợ tiền mặt và hiện...
Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng đuối nước ở trẻ em

Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng đuối nước ở trẻ em

2 năm trước

Ngành LĐ-TB&XH giữ vai trò điều phối, đôn đốc thực hiện các giải pháp và thí điểm các mô hình, chỉ đạo, can thiệp về phòng, chống đuối nước trẻ em, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng...
Những thuận lợi và khó khăn trong phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em hiện nay

Những thuận lợi và khó khăn trong phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em hiện nay

2 năm trước

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em là bảo đảm quyền sống, quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể của trẻ...
Phòng chống ngộ độc chì cho trẻ em

Phòng chống ngộ độc chì cho trẻ em

2 năm trước

Với một vài triệu chứng ban đầu, chì âm thầm tàn phá sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, hậu quả có thể dẫn tới tử vong.