THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 03:34

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo hết lòng trợ giúp pháp lý cho trẻ em

16/01/2023 | 21:45
Tôi gặp thạc sĩ, luật sư Phạm Thị Bích Hảo nhiều lần tại các hội nghị về bảo vệ trẻ em. Chị Hảo không chỉ là Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, mà còn là Chi hội phó Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em của Hội. Những năm qua, cùng với các đồng nghiệp, chị Hảo đã tư vấn, trợ giúp pháp lý cho rất nhiều trẻ em.

Năm 2022, luật sư Phạm Thị Bích Hảo là khách mời quen thuộc của VOV "1 giờ đường dây nóng" với các chủ đề bảo vệ quyền trẻ em, góp phần tuyên truyền pháp luật, phản biện ý kiến về các vụ việc nóng liên quan đến trẻ em hiện nay. Chi Hảo đã có nhiều bài phân tích và phản biện về các vụ việc như: Vụ bé gái bị gim 9 chiếc đinh trên đầu - tội ác từ chính trong gia đình; Đừng để mâu thuẫn của người lớn tước đoạt mạng sống trẻ em; Nhận diện nguy hiểm để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; Trẻ bị bạo hành trong gia đình xử lý ra sao? Xâm hại tình dục trẻ em và cách xử lý...

Cùng với các đồng nghiệp, luật sư Phạm Thị Bích Hảo tích cực tập huấn tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại các trường học ở Hà Nội: Trường THCS Chu Văn An (huyện Thanh Trì), Trường THCS xã Uy Nỗ và Trường THCS Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh); Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng); Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình); Tuyên truyền pháp luật về an ninh mạng tại Trường THPT Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình)…

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo.

Cũng trong năm 2022, luật sư Phạm Thị Bích Hảo đã tham gia trợ giúp pháp lý 4 vụ án hình sự, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Tháng 6/2022, chị bảo vệ quyền và lợi ích của nạn nhân là bé L.H.A tại phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Toà án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, trong vụ án cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Bị cáo Lê Thành Công khi dạy con học đã dùng que tre và gậy gỗ đánh nhiều lần dẫn đến bé L.H.A tử vong. Tháng 8/2022, chị tham gia hỗ trợ pháp lý cho ông Đ.V.C và gia đình trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho con ông là Đ.T.K nghi bị đánh chết vào ngày 29/5/2022. Từ tháng 8/2022 tới nay, luật sư Phạm Thị Bích Hảo là người trợ giúp pháp lý cho các trẻ em bị lừa đảo qua mạng xã hội, đã có cháu đòi lại được tiền bị lừa, có cháu phía công an vẫn đang trong quá trình điều tra. Tháng 11/2022, chị Hảo tham gia bào chữa cho 1 trẻ em là bị cáo trong một vụ án cướp giật tài sản.

Phóng viên Vì trẻ em đã có cuộc trò chuyện với luật sư Phạm Thị Bích Hảo về công việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em mà chị vô cùng tâm huyết. 

PV: Thưa luật sư Phạm Thị Bích Hảo, chị bắt đầu hỗ trợ pháp lý cho trẻ em từ khi nào?

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo: Tôi bắt đầu hỗ trợ tuyên truyền pháp luật cho trẻ em từ năm 2014. Thời gian đầu khi tham gia luật sư cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, tôi cùng các luật sư đã tham gia tuyên truyền pháp luật tại xã Ba Trại huyện Ba Vì, các xã thuộc huyện Đan Phượng, Phú Xuyên (TP. Hà Nội).

Khi tham gia vào Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, tôi được đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Trẻ em. Tôi đã trực tiếp viết bài đóng góp ý kiến về quyền trẻ em, trong đó có ý kiến về vấn đề bạo lực, xâm hại đối với trẻ em. Sau đó, tham dự tập huấn Luật Trẻ em do Hội Bảo vệ quyền trẻ em tổ chức để có thể nắm rõ các điều khoản nhằm trợ giúp pháp lý cho trẻ em tốt hơn.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo tuyên truyền pháp luật cho học sinh tại Trường THCS Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo tuyên truyền pháp luật cho học sinh tại Trường THCS Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

PV: Khi tuyên truyền pháp luật cho trẻ em, chị nhận thấy hiểu biết của các em về pháp luật hiện nay như thế nào?

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo: Đi tuyên truyền pháp luật tại trường học, khi tôi hỏi các em học sinh về bổn phận của trẻ em, nhiều em đã trả lời đúng, trong đó có cả nghĩa vụ trẻ em đối với bản thân, gia đình và xã hội trong việc tuân thủ pháp luật, trở thành con ngoan, trò giỏi trong gia đình. Tôi đã hỏi các em, nếu có bạo lực học đường thì các em sẽ làm thế nào, nhiều em cũng biết báo thầy cô giáo nhưng vẫn còn chưa biết kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường. Từ những buổi tuyên truyền pháp luật tại các trường THCS, THPT cho thấy, cần bổ sung về kiến thức pháp luật đối với trẻ em, người chưa thành niên và hướng dẫn các em kỹ năng để phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, từ đó phòng tránh được những vi phạm về bạo lực, hoặc những hành vi cấm đối với trẻ em, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc kỹ năng sử dụng mạng an toàn, văn minh... 

PV: Hỗ trợ pháp lý cho trẻ em hoàn toàn miễn phí, người thân trong gia đình có ủng hộ chị không? Chị đã làm thế nào để có thể sắp xếp công việc ở công ty riêng (chị Hảo là Giám đốc Công ty Luật Đức An), việc gia đình và vẫn có thời gian tham gia hỗ trợ pháp lý cho trẻ em thông qua Hội Bảo vệ quyền trẻ em?

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo: Mục đích của tôi khi tham gia hỗ trợ pháp lý miễn phí cho trẻ em là muốn đưa pháp luật đến gần hơn với các em, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, giảm tình trạng trẻ em phạm tội cũng như trở thành bị hại do thiếu hiểu biết pháp luật, góp phần xây dựng thế hệ trẻ em hiểu biết pháp luật, sau này trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.

Giúp tôi đạt được mục tiêu, nguyện vọng này, gia đình chính là điểm tựa vững chắc nhất. Người thân luôn luôn ủng hộ công việc của tôi. Các con thấy mẹ bào chữa cho trẻ em vi phạm pháp luật hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em là việc làm tốt nên rất ủng hộ mẹ.

Tâm niệm của tôi là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em một cách tốt nhất, không để các em nhỏ phải chịu thiệt thòi về pháp lý. Đã là tâm niệm thì dù bận đến mấy, tôi cũng cố gắng sắp xếp, cân bằng thời gian giữa gia đình, công ty luật và công việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Gia đình, các đồng nghiệp thuộc Chi hội Luật sư vì quyền trẻ em đã hỗ trợ để tôi có thể thực hiện tốt hơn công việc trợ giúp pháp lý mà mình đang theo đuổi.

THANH HUYỀN (thực hiện)
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
An toàn của con trẻ

An toàn của con trẻ

1 năm trước

Khi mà nhiều trẻ em náo nức đón Tết đầm ấm bên gia đình, thì thi thể bé Hạo Nam vẫn nằm lạnh lẽo trong trụ bê tông rỗng cắm sâu 35m vào lòng đất.
Đề xuất cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi

Đề xuất cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi

1 năm trước

Dự thảo Luật Căn cước công dân (CCCD) mới đề xuất trẻ dưới 6 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh thì được cấp CCCD đồng thời khi đăng ký khai sinh.
Bảo vệ, bảo đảm quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em

Bảo vệ, bảo đảm quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em

1 năm trước

Trẻ em là tương lai của đất nước. Chính vì vậy, Ðảng và Nhà nước ta luôn coi việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ, chiến lược được ưu tiên hàng...
Những nỗ lực của Việt Nam trong công tác bảo vệ trẻ em

Những nỗ lực của Việt Nam trong công tác bảo vệ trẻ em

1 năm trước

“Năm 2022, các quy định và chính sách về bảo vệ trẻ em tại Việt Nam đã được tăng cường. Công tác phát triển ngành công tác xã hội, phối hợp liên ngành trong lĩnh vực phòng, chống...
Bảo mẫu đánh bé 6 tháng tuổi dập não bị bắt khẩn cấp

Bảo mẫu đánh bé 6 tháng tuổi dập não bị bắt khẩn cấp

1 năm trước

Ngày 15/1, Võ Thị Mỹ Linh, 30 tuổi - bảo mẫu đánh bé trai 6 tháng tuổi dập não, bị Công an quận Bình Tân bắt khẩn cấp để điều tra, làm rõ hành vi bạo hành. Tại cơ quan điều tra, Linh khai, bé...