THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 03:51

Năm mới, dạy trẻ cách sử dụng tiền khoa học

16/02/2023 | 16:09
Năm mới, hầu như trẻ em nào cũng có tiền (từ lì xì hay được ông bà, chú bác tặng thưởng sau học kỳ 1…), cha mẹ nên tận dụng cơ hội này để định hướng cho trẻ cách sử dụng tiền một cách khoa học và ý nghĩa nhất.
Giáo viên Trường Tiểu học Định Phước, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương hướng dẫn học sinh bỏ tiền vào heo đất để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện công trình măng non Liên đội.

Giáo viên Trường Tiểu học Định Phước, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương hướng dẫn học sinh bỏ tiền vào heo đất để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện công trình măng non Liên đội.

Trẻ em đã làm gì với tiền của mình?

Vừa rồi, Phương Anh (lớp 8) quyết định đập lợn tiết kiệm sau hai năm “vỗ béo”. Ðây không chỉ là tiền em được mừng tuổi trong hai cái Tết mà còn có tiền thỉnh thoảng lĩnh lương bố mẹ cho em chút ít nhét lợn. Tổng số tiền Phương Anh thu được là 22 triệu. Cô bé xin mẹ giữ lại 2 triệu để mua phương tiện giải trí và đồ dùng học tập, còn lại em nhờ mẹ gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Với lãi suất 8%/năm, mỗi năm Phương Anh sẽ lãi khoảng 1,7 triệu đồng. So với việc để tiền “nằm im” trong lợn thì tiền gửi trong ngân hàng đã sinh lời một khoản không nhỏ.

Khác với Phương Anh, với sự tư vấn của bố, Tuấn Tú - một cậu nhóc mới 6 tuổi đưa cho bố toàn bộ số tiền được mừng tuổi để mua vàng. Bố Tuấn Tú phân tích với tình hình lạm phát và kinh tế ảm đạm như hiện nay, “lưu trú” tiền vào vàng là lựa chọn sáng suốt nhất. Tuấn Tú chưa hiểu về lạm phát, nhưng bố cậu là doanh nhân, cậu tin lựa chọn của bố là đúng đắn.

Còn chàng trai Minh Thành quyết định chia khoản tiền được mừng tuổi thành 3 khoản “đầu tư” khác nhau. 50% số tiền Thành đưa cho bố để chi trả tiền học hàng tháng. 30% Thành đưa cho mẹ để mua quần áo mới cho mình. 20% còn lại Thành để mua một chiếc xe đạp mới.

Khác với 3 bạn nhỏ trên, Thu Trang (học sinh lớp 8) không thể tổng kết được mình đã được mừng tuổi bao nhiêu, vì ngay từ khi được lì xì, cô bé đã tiêu vô tội vạ, chủ yếu là ăn vặt và mua đồ giải trí. Với đà chi tiêu không kiểm soát này thì có lẽ chỉ 1-2 tháng nữa toàn bộ tiền lì xì của Thu Trang sẽ “bay” hết sạch.

Nguyên tắc 6 chiếc lọ quản lý tài chính cá nhân của Harv Eker.

Nguyên tắc 6 chiếc lọ quản lý tài chính cá nhân của Harv Eker.

Nguyên tắc 6 chiếc lọ giúp trẻ quản lý tiền khoa học

Nguyên tắc 6 chiếc lọ được tạo ra bởi Harv Eker, tác giả của những tựa sách bán chạy toàn cầu như “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh”. “Quy tắc 6 chiếc lọ” đã được ứng dụng hiệu quả trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Theo Harv Eker, bất cứ ai, kể cả những người tưởng rằng mình không có nhiều tiền để quản lý, cũng có thể sử dụng quy tắc này. Ðiều quan trọng nhất là bạn phải biết cách vận dụng và biến chúng trở thành thói quen.

6 chiếc lọ quản lý tài chính của Harv Eker gồm: Chi tiêu cần thiết: 55%, Tài khoản tiết kiệm dài hạn: 10%, Ðầu tư tự do 10%; Ðầu tư giáo dục 10%, Giải trí, hưởng thụ 10%, Quỹ từ thiện/ cho đi 5%. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bổ 6 chiếc lọ này được Harv Eker tính toán phù hợp với nhu cầu của một người trưởng thành, trẻ em sống cùng cha mẹ, được cha mẹ chu cấp ăn ở, sinh hoạt hàng ngày nên tỷ lệ phần trăm và nội dung các đầu mục nhỏ trong từng chiếc lọ cần thay đổi cho linh hoạt và phù hợp.

Anh Hải Minh - một nhân viên ngân hàng cho biết, anh đã biến tấu 6 chiếc lọ quản lý tài chính của Harv Eker thành 5 chiếc lọ cho cậu con trai 10 tuổi nhà mình như sau: Tiết kiệm dài hạn: 30%, Ðầu tư tự do: 20%; Ðầu tư giáo dục: 20%; Nhu cầu giải trí, hưởng thụ: 20%; Cho đi: 10%. Anh đã bỏ Lọ 1: Chi tiêu cần thiết: 55% đi vì bé ăn ở, sinh hoạt cùng bố mẹ, hiện tại chưa phải tham gia đóng góp gì. Khoản tiết kiệm dài hạn và đầu tư tự do anh tăng lên vì đây là những khoản đầu tư sinh lời khác với các khoản đầu tư khác là tiêu sản. Khoản đầu tư giáo dục của con anh để 20% vì thực ra việc đóng học ở trường của con đã có cha mẹ chi trả, số tiền 20% này chỉ để phục vụ cho việc con mua đồ dùng học tập, các phương tiện hỗ trợ cho việc học. Nhu cầu giải trí, hưởng thụ, anh tăng lên 20% vì trẻ em thỉnh thoảng cũng cần đi sinh nhật bạn, đi xem phim, mua lego về ghép, mua sách truyện để đọc… Quỹ từ thiện anh tăng lên 10% vì muốn con biết chia sẻ và giúp đỡ người khác, để từ đó hướng tới lối sống vị tha và nhân ái.

Ðó là 5 chiếc lọ tài chính anh Hải Minh xây dựng cho con, còn bạn thì sao?

Thanh Huyền
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Tuần phim chào mừng 'Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam'

Tuần phim chào mừng "Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam"

1 năm trước

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tuần phim chào mừng “Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 25/2 đến ngày 3/3/2023 trên toàn quốc.
8 hành động có thể khiến em bé ghét bạn

8 hành động có thể khiến em bé ghét bạn

1 năm trước

Không phải lúc nào em bé cũng thích bạn, nhất là khi bị lau miệng sau bú, mặc quần áo, tắm rửa, kể cả lúc nâng bé dậy.
Xác định người có quan hệ tình cảm với nữ sinh lớp 7 tự sinh con trong nhà tắm

Xác định người có quan hệ tình cảm với nữ sinh lớp 7 tự sinh con trong nhà tắm

1 năm trước

Mới đây, UBND huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã có báo cáo về sự việc nữ sinh lớp 7 tự sinh con xảy ra tại Trường THCS An Bá, xã An Bá, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Bộ GD-ĐT thực hiện 7 giải pháp phòng tránh bạo lực học đường

Bộ GD-ĐT thực hiện 7 giải pháp phòng tránh bạo lực học đường

1 năm trước

Để phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường, Bộ GD-ĐT đã và đang thực hiện 7 giải pháp phòng tránh bạo lực học đường.