THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 12:10

Nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn

30/05/2023 | 14:21
Nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường nhận thức của thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số”. Dự án Em Vui đã mang lại những hiệu quả tích cực tại 4 tỉnh là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị.
Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua các sản phẩm dự án Em Vui. Ảnh BTC.

Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua các sản phẩm dự án Em Vui. Ảnh BTC.

Công nghệ số giúp truyền tải thông tin

Ngày 22/5 vừa qua, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) phối hợp Tổ chức Plan International tại Việt Nam tổ chức chương trình “Giới thiệu các sản phẩm của dự án Em Vui” với sự tham gia của các tổ chức xã hội thuộc Mạng lưới Ngăn ngừa và ứng phó bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet) và nhóm các tổ chức làm về Quyền trẻ em (CRWG), cùng với sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương, đại diện các thầy cô giáo, các em thanh thiếu niên tại 4 tỉnh dự án là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị.

Được triển khai từ tháng 6/2020, dự án Em Vui đã có mặt tại 11 huyện, 52 xã của 4 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị. Mục tiêu chính của Dự án là hỗ trợ các em từ 10 đến 24 tuổi sử dụng không gian kỹ thuật số để tìm hiểu các kiến thức về phòng, chống tảo hôn, phòng, chống mua bán người, an toàn trên mạng, sức khỏe sinh sản… cũng như tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ.

Một số sản phẩm của Dự án Em Vui. Ảnh XQ.

Một số sản phẩm của Dự án Em Vui. Ảnh XQ.

Sau 3 năm hoạt động, nền tảng ứng dụng Em Vui đã xây dựng được rất nhiều sản phẩm giáo dục, truyền thông. Trong đó có thể kể đến 12 tập phim hoạt hình “Hành trình của Mỉ”; hàng chục các sản phẩm truyện tranh; các video minh họa; thư viện với gần 150 bài học theo 6 chủ đề; phóng sự; tiểu phẩm sân khấu hóa…

Các sản phẩm của dự án Em Vui được xây dựng từ những câu chuyện thực tế do chính những cán bộ địa phương thuật lại về tình trạng tảo hôn, mua bán người tại các tỉnh Hà Giang, Quảng Bình và Quảng Trị. Đồng thời cũng cung cấp cho người xem những nguyên nhân dẫn đến tảo hôn tại các thôn/bản cũng như hậu quả của vấn nạn này đối với thanh thiếu niên, với những đứa trẻ được sinh ra, và với cả gia đình của họ.

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng giới thiệu dự án tại chương trình “Giới thiệu các sản phẩm của dự án Em Vui”. Ảnh XQ

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng giới thiệu dự án tại chương trình “Giới thiệu các sản phẩm của dự án Em Vui”. Ảnh XQ

Em Vui - Người bạn tin cậy của hàng nghìn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số

Theo đánh giá của các chuyên gia, giáo viên và đặc biệt là các em học sinh, nền tảng Em Vui không chỉ trở thành kênh thông tin hữu ích, giúp thanh thiếu niên dân tộc thiểu số phát triển toàn diện, nhận thức đầy đủ về nạn tảo hôn và tình trạng mua bán người mà còn tạo ra một không gian mở thu hút sự tham gia và kết nối các cá nhân, cơ quan, tổ chức cùng chung tay truyền bá kiến thức, kỹ năng và lan tỏa các thông điệp, hữu ích cho các bạn thanh thiếu niên ở khắp mọi miền đất nước. Đây cũng là một diễn đàn đối thoại giữa thanh thiếu niên dân tộc thiểu số với các nhà hoạch định và quản lý thực hiện chính sách từ các cơ quan hữu quan các cấp.

Tại buổi giới thiệu các sản phẩm của dự án Em Vui, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), Giám đốc dự án Em Vui chia sẻ: "Nền tảng trực tuyến Em Vui đã thực sự trở thành một người bạn tin cậy của hàng nghìn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số và là một kênh thông tin hữu ích cho các thầy cô giáo và các cán bộ địa phương. Sản phẩm giáo dục truyền thông của Em Vui được chúng tôi xây dựng rất thân thiện, gần gũi với các em, giúp các em dễ dàng tìm hiểu các thông tin và trang bị các kỹ năng cần thiết để phòng tránh tảo hôn và mua bán người".

Cô giáo Nguyễn Thị Hồng, giáo viên tại Hà Giang cho biết: "Bản thân tôi cũng như các thầy cô giáo khác thường sử dụng các tài liệu trên nền tảng Em Vui trong các giờ học ngoại khóa và kỹ năng sống. Các nguồn tài liệu đa dạng trên "Thư viện", video, hay những câu hỏi dùng trong các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống tảo hôn và mua bán người là một kho tài liệu rất bổ ích, lý thú giúp cho cả thầy và trò trong việc tìm hiểu kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau.

Đối tượng đích của Em Vui là 17.200 thanh thiếu niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi 10-24 được hưởng lợi trực tiếp từ những hoạt động của Dự án. Đồng thời, Dự án kỳ vọng những thông tin hữu ích này sẽ lan tỏa tới hơn 57.400 em vùng dân tộc nữa trên khắp 4 tỉnh dự án.

Em Thèn T. H. (dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) tâm sự: "Em rất thích các nội dung trên nền tảng Em Vui. Thông qua các video, các tài liệu em đã nắm được về nội dung phòng chống tảo hôn và phòng chống mua bán người".

Một học sinh tại Sủng Thài, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang cho biết: “Thông qua ứng dụng Em Vui, em đã biết cách sử dụng các trang mạng xã hội sao cho an toàn, các nguy cơ có thể gặp phải và cách phòng chống. Em Vui cũng cung cấp cho chúng em những kiến thức về nạn tảo hôn, nạn mua bán người, điều đang xảy ra ngay tại xã em. Em mong muốn không chỉ những xã nằm trong dự án được biết đến ứng dụng này mà còn lan toả đến nhiều trường khác để các bạn cũng được biết đến những lợi ích từ chương trình Em Vui”.

Các sản phẩm truyền thông của dự án Em Vui nhận được sự quan tâm, tương tác của đông đảo trẻ em, học sinh tại 4 tỉnh dự án. Ảnh BTC.

Các sản phẩm truyền thông của dự án Em Vui nhận được sự quan tâm, tương tác của đông đảo trẻ em, học sinh tại 4 tỉnh dự án. Ảnh BTC.

Tính đến ngày 20/5/2023, nền tảng trực tuyến Em Vui có gần 200 video và tài liệu học về các kiến thức liên quan đến an toàn trên mạng, sức khỏe sinh sản, phòng chống tảo hôn và mua bán người, kiến thức pháp luật; gần 8.000 người đăng ký thành viên, 146.621 nghìn lượt truy cập và hàng nghìn lượt bình luận, tương tác của thanh thiếu niên trên nền tảng Em Vui.

Theo chia sẻ của quản trị viên nền tảng Em Vui, trong 6 tháng qua, trung bình mỗi ngày có gần 400 lượt truy cập, trong đó đa phần là các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tại các địa bàn dự án là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị.

Nền tảng Em Vui bao gồm 1 website tại: http://emvui.vn, 1 ứng dụng điện thoại có thể tải về từ kho ứng dụng CH Play và App Store tên Em Vui, 6 kênh mạng xã hội: Facebook, Tiktok, Zalo, Youtube, Instagram và Twitter đều có tên #DuAnEmVui… 

Xuân Quang
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
8 học sinh Việt Nam thi Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương 2023 đều đoạt giải

8 học sinh Việt Nam thi Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương 2023 đều đoạt giải

10 tháng trước

Cả 8 học sinh của đoàn Việt Nam tham dự Olympic vật lý châu Á - Thái Bình Dương 2023 (APhO) đều đoạt giải, gồm 4 Huy chương Đồng và 4 Bằng khen.
Người thầy như 'mẹ hiền' của trẻ mầm non

Người thầy như "mẹ hiền" của trẻ mầm non

10 tháng trước

Hơn 30 năm miệt mài là “mẹ hiền” của trẻ mầm non, thầy giáo Nguyễn Thanh Xuân (Vĩnh Phúc) vẫn luôn giữ trong mình lòng nhiệt huyết với nghề; luôn được học...
140 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2023

140 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2023

11 tháng trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản về việc miễn thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đối với 140 học sinh lớp 12.
Hà Nội yêu cầu đảm bảo an toàn cho học sinh, tuyệt đối không tự tổ chức trải nghiệm mang tính tự phát

Hà Nội yêu cầu đảm bảo an toàn cho học sinh, tuyệt đối không tự tổ chức trải nghiệm mang tính tự phát

11 tháng trước

Ngày 26/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn ứng phó với thời tiết khắc nghiệt và đảm bảo an toàn khi tổ chức các hoạt...