THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 08:38

Nâng cao sức khỏe tinh thần cho trẻ em: Lắng nghe bằng cả trái tim, hành động từ những điều giản dị

07/11/2021 | 08:56
Có con ở tuổi THCS, nhiều cha mẹ cảm thấy mình rơi vào giai đoạn khủng hoảng. Bởi mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái có thể bùng lên và trở thành “chiến tranh” bất cứ lúc nào. Đa số những đứa trẻ trải qua giai đoạn này đều khiến cha mẹ “tức điên lên”, “tôi nghiến vỡ răng rồi”, “nó là con tôi hay bố tôi”…
Buổi livestream tập trung vào việc nâng cao sức khỏe tinh thần cho các em thông qua lăng kính hành động và lắng nghe đến từ cha mẹ hay thầy cô giáo.

Buổi livestream tập trung vào việc nâng cao sức khỏe tinh thần cho các em thông qua lăng kính hành động và lắng nghe đến từ cha mẹ hay thầy cô giáo.

Cuộc “giằng co” tuổi thiếu niên

- Mỗi lần cháu chia sẻ ý kiến, bố mẹ nói: "Đồ ranh con, biết gì mà nói”, cháu cảm thấy rất tổn thương, uất ức. Cháu muốn thể hiện quan điểm mà bố mẹ không cho. Và những câu chuyện sau này, cháu không muốn chia sẻ với bố mẹ nữa.

- Covid-19 khiến con không thể đến trường, con chơi điện tử nhiều nên bị đánh và mắng suốt ngày. Con rất chán và không muốn học nữa.

- Nhiều bạn em đã từng có ý định tự làm đau mình trong mùa dịch.

Đó chỉ là vài tâm sự của các em học sinh THCS gửi tới buổi livestream 02: Cha mẹ đồng hành với chủ đề “Làm từ điều giản dị, lắng nghe bằng cả trái tim”. Chủ đề này tập trung vào việc nâng cao sức khỏe tinh thần cho các em thông qua lăng kính hành động và lắng nghe đến từ cha mẹ hay thầy cô giáo. Đây là một trong những hoạt động thuộc dự án “Tăng cường sức khỏe tinh thần cho học sinh THCS tại Hà Nội thông qua xây dựng và vận hành phòng tham vấn học đường” - Speakout 2 được tài trợ và thực hiện bởi Tổ chức Good Neighbors International (GNI) và tỉnh Gyenggido Hàn Quốc.

Cô Nguyễn Thanh Thanh An, chuyên viên tư vấn học đường, trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, cấp 2, các con ở tuổi “dở dở ương ương” - còn rất bỡ ngỡ với cuộc sống nên nhu cầu được cha mẹ đồng hành rất lớn. Các con có nhu cầu được yêu thương, thấu hiểu. Nhưng giữa cha mẹ và con lại luôn xuất hiện mâu thuẫn là do cha mẹ chưa thực sự trao quyền cho con. Ngược lại, một bộ phận cha mẹ rất yêu thương con, muốn làm mọi việc cho con nhưng lại khiến con ỷ lại và thiếu tự chủ trong cuộc sống. Theo cô Thanh An, các học sinh chuyển từ lớp 5 lên 6 và lớp 9 gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn cả.

TS. Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục).

TS. Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục).

TS. Hoàng Trung Học, trưởng khoa tâm lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) cho biết thêm, học sinh THCS ở lứa tuổi thiếu niên, trong giai đoạn chuyển giao từ trẻ em sang trưởng thành. Các con muốn bình đẳng, muốn thể hiện cái tôi của mình, nhưng cha mẹ vẫn cố giữ lại áp đặt: con phải nghe lời bố mẹ, dẫn đến giằng co, mâu thuẫn. Đôi khi mâu thuẫn có thể xuất phát từ việc các con đúng nhưng bố mẹ không chịu thừa nhận. Ai cũng muốn đặt câu chuyện, lí lẽ của mình lên trên.

Theo TS. Hoàng Trung Học, nhu cầu lớn nhất của trẻ giai đoạn này là là được tôn trọng, là muốn khẳng định mình. Tuy nhiên, cách các con thể hiện sự khẳng định này lại khiến cha mẹ khó chịu, cho là “trái tính”.

Các con cũng có nhu cầu được thấu hiểu, tính xúc cảm rất mạnh mẽ, rất cần được lắng nghe. Nếu cha mẹ không thấu hiểu, lắng nghe con một cách chăm chú, sẽ dẫn đến mâu thuẫn.

Đặc biệt, nhu cầu tôn trọng những bí mật của cá nhân các em cũng rất lớn.

Cái “tôi” của các em được hình thành từ giao tiếp xã hội, từ các phương tiện thông tin đại chúng, đôi khi cha mẹ “thua” các con ở một khía cạnh nào đó.

Giáo dục thành công là tạo ra đứa con hạnh phúc

Trong quá trình tư vấn, cô Thanh An ấn tượng mãi với một học sinh thập thò ngoài cửa sau đợt học online năm 2020. Đến khi được khích lệ, con đã chia sẻ câu chuyện của mình khá rành mạch: Con gặp khó khăn vì chưa thích nghi việc học online, cộng với áp lực của bản thân và cha mẹ về điểm số. 24h con sống trong 4 bức tường, hạn chế giao tiếp, thiếu sự đồng cảm, thấu hiểu của các bạn trong lớp. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng gặp nhiều áp lực về kinh tế do giãn cách xã hội nên giữa cha mẹ và con thiếu sự chia sẻ… Những yếu tố đó khiến kết quả học tập đi xuống làm con rất lo lắng. Được sự nhất trí của học sinh, Phòng tham vấn tâm lý của trường đã kết nối, tư vấn cha mẹ em. Vào ngày gần Noel, con gửi lại bức thư cảm ơn Phòng tham vấn, nhờ được thông tin, bố mẹ đã lắng nghe, thấu hiểu và gần gũi con hơn.

Chị Lê Thu Trang, điều phối của Dự án “Tăng cường sức khỏe tinh thần cho học sinh THCS tại Hà Nội thông qua xây dựng và vận hành phòng tham vấn học đường” - Speakout 2.

Chị Lê Thu Trang, điều phối của Dự án “Tăng cường sức khỏe tinh thần cho học sinh THCS tại Hà Nội thông qua xây dựng và vận hành phòng tham vấn học đường” - Speakout 2.

Chị Lê Thu Trang, điều phối của Dự án “Tăng cường sức khỏe tinh thần cho học sinh THCS tại Hà Nội thông qua xây dựng và vận hành phòng tham vấn học đường” - Speakout 2 cho biết: Phòng tham vấn học đường không chỉ dành cho mỗi học sinh. Các phụ huynh cũng được đón chào. Các cô tư vấn có thể “xin phép” các con rồi mới liên lạc với bố mẹ. Cũng có trường hợp, các bố mẹ chủ động đến để tìm cách tháo gỡ mâu thuẫn với con.

Năm 2019, GNI triển khai dự án “Phòng chống bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn cho trẻ” - Speakout 1 và đạt được những kết quả ấn tượng như: Thành lập - vận hành 02 phòng tham vấn học đường tại trường THCS-THPT Ban Mai và trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Hà Nội); hơn 700 lượt học sinh được tư vấn tâm lý; 260 giáo viên được tập huấn về phòng chống bạo lực học đường; Tọa đàm “Nghe sao để trẻ nói, nói sao để trẻ nghe” và sự kiện “Những điều hạnh phúc của Minh Đức” đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn phụ huynh, học sinh.

Tiếp nối sự thành công đó, năm 2021 dự án Speakout 2 đã nhân rộng mô hình phòng tham vấn tại trường THCS Minh Khai và THCS Lê Quý Đôn. Bên cạnh việc vận hành 04 phòng tham vấn, dự án đã và đang tổ chức sự kiện online như “Một giờ thứ bảy hạnh phúc” định kỳ theo từng tháng; tập huấn “Đồng hành cùng con” với chủ đề “Hiểu con, hiểu mình” dành cho phụ huynh học sinh; tập huấn về kỹ năng và công cụ tham vấn với chuyên gia Hàn Quốc dành cho giáo viên… Chị Lê Thu Trang cho biết, trong 6 tháng qua, 4 phòng tham vấn đã thực hiện tư vấn 700 ca và gần 3000 lượt tham vấn, trong đó có đến 32% là về những mối quan hệ trong gia đình.

Chị Đỗ Linh, một phụ huynh chia sẻ, chị rất biết ơn Phòng tham vấn với những hoạt động thật ý nghĩa. Qua đó, chị biết được nhiều điều, biết lắng nghe và đồng hành cùng con, không tạo áp lực cho con để cha mẹ và con cái gắn bó, đồng hành và thấu hiểu nhau hơn.

Vi Hương
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe học đường

Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe học đường

2 năm trước

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 nhằm duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm...
Nguyên nhân bắt nạt học đường

Nguyên nhân bắt nạt học đường

2 năm trước

Nguyên nhân nào dẫn tới bắt nạt học đường? Chuyên gia về bảo vệ trẻ em Lê Thị Khánh Vân sẽ đưa ra câu trả lời nhằm giúp cha mẹ phần nào giải đáp câu hỏi trên.