THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 09:15

Ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng

13/12/2021 | 05:51
Theo thống kê của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111), 8 tháng đầu năm 2021 đã có 345 cuộc gọi liên quan đến vấn đề môi trường mạng, tăng 205 cuộc so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, số lượt thông báo về các kênh/clip có nội dung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là 101 lượt, tăng 76 lượt so với cùng kỳ năm trước.
Việc hướng dẫn trẻ em sử dụng interner như thế nào cho an toàn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Ảnh N. Biên (Ảnh mang tính minh họa)

Việc hướng dẫn trẻ em sử dụng interner như thế nào cho an toàn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Ảnh N. Biên (Ảnh mang tính minh họa)

Tại Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2021 có 75.940.000 người sử dụng Internet chiếm 77,4% dân số, trong đó có khoảng 1/3 là trẻ em. Khi tham gia môi trường mạng, bên cạnh những yếu tố tích cực, trẻ em đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro.

Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam vẫn đang rất phức tạp, rất nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn triển khai phương án đào tạo từ xa và học trực tuyến cho đối tượng học sinh, sinh viên. Việc trẻ em tăng cường tương tác trên mạng cũng kèm theo các nguy cơ gây mất an toàn trên môi trường mạng như: Bị bắt nạt, lừa đảo; tiếp cận với nội dung, ứng xử không phù hợp, thông tin xấu, độc; nghiện Internet/trò chơi điện tử trực tuyến, mạng xã hội trực tuyến; bị thu thập thông tin, dữ liệu cá nhân trái quy định pháp luật; thậm chí bị xâm hại tình dục qua môi trường mạng...

Theo đánh giá của các chuyên gia, thủ đoạn, hình thức xâm hại trẻ em trên môi trường mạng sẽ ngày càng diễn biến tinh vi và phức tạp, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19, trẻ em phải học trực tuyến kéo dài.

Khi trẻ em có rất nhiều ứng dụng trong việc học tập và vui chơi trên môi trường mạng thì việc hướng dẫn trẻ em sử dụng ứng dụng như thế nào cho an toàn và lựa chọn ứng dụng nào để sử dụng là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.

Trước thực trạng đó, Bộ LĐ-TB&XH đã có kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-ATTT-TE ngày 5/3/2020 với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) tổ chức hội thảo với các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 1/6/2021 phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.

Ban hành Quyết định số 838/QĐ-LĐTBXH ngày 21/7/2021 ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/6/2021 phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.

Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhân Tháng hành động vì trẻ em cho đội ngũ cán bộ, cha, mẹ và trẻ em nòng cốt.

Tham gia mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Mạng lưới được thành lập với sự tham gia của 24 đơn vị nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em. Một số tổ chức quốc tế, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng của Việt Nam (Viettel, VNPT, FPT), doanh nghiệp quốc tế (Microsoft, Facebook, Tik Tok…) đã quan tâm, có những giải pháp kỹ thuật để tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và đã tham gia vào Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Bộ quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và Cẩm nang số về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT đã có văn bản xử lý kịp thời, kiên quyết đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt, đối với các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài gỡ bỏ thông tin vi phạm. Các vụ điển hình về trẻ em như: TIMMY TV, Thơ Nguyễn, Thuận Sanh Office...

Bên cạnh những biện pháp quyết liệt của các cơ quan chức năng, cần tăng cường vai trò của gia đình, cha mẹ và trường học trong việc huấn luyện, giám sát, hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn, biết cách nên và không nên khi sử dụng các tiện ích, ứng dụng trên mạng cũng như cách nhận biết các thông tin, video clip độc hại, không phù hợp, cách kiểm soát thông tin cá nhân; đồng thời cha mẹ cũng là những người “gác cổng”, áp dụng các biện pháp để chủ động bảo vệ trẻ em.

Tăng cường xây dựng các ứng dụng, trò chơi lành mạnh, thu hút sự tham gia của trẻ em tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng bổ ích trên môi trường mạng.

Khẩn trương vận hành mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và phòng ngừa xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Về lâu dài, để ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, Bộ LĐ-TB&XH kiến nghị Chính phủ hoàn thiện, bổ sung chi tiết các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, bảo vệ dữ liệu về trẻ em trên mạng, trong đó đặc biệt lưu ý đến chế tài xử phạt vi phạm hành chính, hình sự. Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của UBND các cấp, cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng ngừa, tiếp nhận thông tin, can thiệp sớm, bảo vệ khẩn cấp, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị xâm hại, bóc lột, trẻ em bị mua bán... trên môi trường mạng cần phải cụ thể, rõ ràng.

Bộ Công an tăng cường vai trò hơn nữa trong việc bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng và sớm có quy định về chế tài xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình sự cho các hành vi này để các cơ quan phối hợp có thể chủ động và thực thi hiệu quả.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng: cơ chế giữa doanh nghiệp và nhà nước để khuyến khích việc xây dựng các ứng dụng, phần mềm hay các nền tảng, trò chơi trực tuyến là sân chơi bổ ích cho trẻ em, kích thích trẻ em tương tác lành mạnh sáng tạo trên không gian mạng; những công cụ để lọc tự động, báo cáo phát hiện về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng giúp nhanh chóng phát hiện hành vi xâm hại và tăng cường khả năng phòng ngừa; từng bước triển khai thực hiện tất cả các nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp theo Quyết định số 830/QĐ-TTg…

Châu Anh Hưng
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Đẩy mạnh rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh dân tộc bán trú

Đẩy mạnh rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh dân tộc bán trú

2 năm trước

Cùng với thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, những năm qua, các trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) luôn chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Song hành cùng với công tác giáo...
Học sinh dân tộc thiểu số cần được học ngôn ngữ của dân tộc mình từ cấp tiểu học

Học sinh dân tộc thiểu số cần được học ngôn ngữ của dân tộc mình từ cấp tiểu học

2 năm trước

Học tiếng dân tộc là để duy trì, bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn học tiếng DTTS là môn học tự...
Cha mẹ làm gì khi trường học của con xuất hiện F0?

Cha mẹ làm gì khi trường học của con xuất hiện F0?

2 năm trước

Khi trường/ lớp con học xuất hiện F0, cha mẹ phải làm gì để đảm bảo an toàn cho con và cộng đồng?