THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 07:50

Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thực hiện công tác bình đẳng giới

16/11/2017 | 11:39
 
Giáo viên Thủ đô luôn được đảm bảo bình đẳng giới trong các hoạt động của ngành giáo dục và đào tạo. Ảnh: Thùy Dương
 
Mục tiêu chung
 
Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, trong chỉ đạo thực hiện công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ; Tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của thành phố Hà Nội liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn; Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, công chức, viên chức trong toàn Ngành về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ; Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của nữ cán bộ, giáo viên Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... 
 
Những chỉ tiêu đã và đang thực hiện
 
Thời gian qua, Ngành Giáo dục và Đào tạo của Thủ đô đã luôn chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nữ nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới; Bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở cấp thành phố và cấp quận, huyện và các cơ sở giáo dục; Đảm bảo 100% cán bộ, công chức làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất 1 lần/ năm; Hướng tới mục tiêu: 45% tỷ lệ nữ trở lên tham gia các cấp ủy Đảng ở các cơ sở giáo dục;  80% đơn vị, cơ sở giáo dục có nữ cán bộ là lãnh đạo chủ chốt vào năm 2020; Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động, cũng là hoạt động được chú ý; Hàng năm,  ngành giáo dục tổ chức tuyển dụng viên chức khoảng 4.500 người.
 
Những hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới của Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực này. Hướng tới hoàn thành các chỉ tiêu: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 - 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đạt 95% vào năm 2020; Tỷ lệ nữ thạc sĩ đạt 50%  và tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt 25% vào năm 2020, trên tổng số người có cùng học vị.
 
Với chỉ tiêu, bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo, hàng năm, 100% các cơ sở giáo dục cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền giáo dục về sức khỏe sinh sản và cơ cấu giới tính khi sinh, để không vượt quá 115 bé trai/100 bé gái vào năm 2020. Tỷ lệ nữ công chức, viên chức, lao động hợp đồng thai sản được tiếp cận dịch vụ y tế từ  năm 2015 đến nay là 100%...
 
Ngoài ra, các nữ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên... của Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, còn được bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin; 100% đội ngũ công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Ngành được tiếp cận các thông tin văn hóa và các dịch vụ văn hóa; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (đạt 80%). 
 
Việc đảm bảo bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới tính cũng luôn được lãnh đạo các trường và công đoàn các cấp quan tâm; Phấn đấu rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình, của nữ so với nam xuống 1.5 lần vào năm 2020.

 
Tranh cổ động tuyên truyền về bình đẳng giới của Thủ đô. Ảnh: KT
 
Một số giải pháp thực hiện
 
Trong giai đoạn 2016-2020, Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tăng cường các hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp; Thực hiện lồng ghép giới trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ngành, địa phương và các cơ sở giáo dục; Xây dựng các chương trình, dự án từ thành phố đến cơ sở và triển khai thực hiện thực chất, thiết thực, hiệu quả.
 
Chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật và kiến thức về giới và bình đẳng giới như: Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản của trung ương và thành phố liên quan đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; Thông qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú. Song song với đó là chủ động phát hiện, tạo nguồn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ; Đề xuất, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ được đào tạo cơ bản và đã trải qua công tác cơ sở vào các vị trí lãnh đạo quản lý của ngành.
 
Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” tới nữ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên toàn thành phố. 

Linh Chi/TC GĐ&TE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...