THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 09:26

Ngôn ngữ thứ hai - Chuyện lớn lắm!

18/12/2018 | 08:45
 
Hầu hết trẻ em Việt Nam ở các thành phố lớn hiện nay đều học tiếng Anh từ nhỏ. Ảnh minh họa (Internet)
                                      
Không ai phủ nhận lợi thế khi biết tiếng Anh
 
Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Khi sử dụng thành thạo tiếng Anh, bạn có thể tự tin đi ra thế giới, học tập cũng như làm việc đều rất thuận lợi, hứa hẹn nhiều thành công. Một số quốc gia coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của mình.
 
Đã từ lâu, người Việt Nam nhận ra những lợi thế của tiếng Anh và đã dành nhiều thời gian, công sức cho việc học tiếng Anh. Tuy nhiên, cũng phải nói thật điều này: Người Việt Nam học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng khá vất vả và không mấy thành công. Điều này liên quan đến đặc điểm sinh học của người Việt cũng như lịch sử, văn hóa của dân tộc ta.
 
Hàng chục năm trước, một số nhà khoa học trong lĩnh vực ngôn ngữ đã nghĩ tới chuyện biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai của người Việt. Tuy nhiên, để điều này diễn ra trên thực tế, không hề đơn giản chút nào; thậm chí có khi phải trả giá rất đắt. Do vậy, tiếng Anh được người Việt yêu thích, hàng chục triệu người miệt mài học tiếng Anh. Song, tiếng Anh cũng chỉ là một ngoại ngữ với người Việt Nam thôi. Chưa ai “liều” đề nghị biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai của người Việt Nam.
 
Hoan nghênh sự mạnh dạn, nhưng…
 
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trong một diễn đàn đã lên tiếng xin Thủ tướng sớm công bố tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Một số người cho rằng, đây là ý tưởng tuyệt vời. Tôi cho rằng, đây là một đề nghị mạnh dạn nhưng chưa suy xét kỹ càng về tính pháp lý cũng như những cái lợi, cái hại của nó.
 
Thứ nhất, nếu muốn lấy một thứ tiếng nào đó làm ngôn ngữ thứ hai của một quốc gia, điều này thuộc thẩm quyền của Quốc hội chứ Thủ tướng không quyết định được. Thứ hai, điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử của Việt Nam hiện nay chưa cho phép chúng ta làm điều này. Số người Việt Nam sử dụng thành thạo tiếng Anh còn quá ít; các nhà giáo dục còn tranh luận cho trẻ học tiếng Anh từ lúc mấy tuổi là phù hợp; chưa có đánh giá cơ bản về việc nếu tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai thì mức độ mai một về lịch sử, văn hóa với thế hệ trẻ diễn ra như thế nào… Cũng cần nhận thấy nhiều quốc gia và vùng lãnh phổ phát triển rất mạnh nhưng họ không xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
 
Vì vậy, trước khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quyết định tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc đối với tất cả học sinh phổ thông. Đã là bắt buộc thì phải có đủ giáo viên để dạy tất cả các trường, các lớp. Làm như thế trong 15 năm, đánh giá lại và tính tiếp.
 
Chuyện ngôn ngữ thứ hai khi nào cũng gắn với lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc.

Nghè Nghệ/TC GĐ&TE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...