THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 02:01

Nguồn vốn chính sách tạo quyết tâm vươn lên thoát nghèo

29/10/2020 | 09:05
Vay vốn chính sách phát triển sản xuất mở ra nút thắt khó khăn nhất
 
Nằm giữa trảng cát cháy bỏng ở thôn Hà Lợi Trung - vùng ven biển Trung Giang của huyện Gio Linh (Quảng Trị), trại nuôi gà của anh Trần Tấn Phát lại tràn đầy sinh khí. Đó không chỉ là những âm thanh rộn ràng từ trang trại mà hơn thế là cảm nhận được sự no đủ đã và đang ùa về cùng sự cần mẫn của vợ chồng anh 5 năm qua. 
 
Tốt nghiệp cử nhân Luật năm 2008, bôn ba ở Huế rồi trở về quê nhà lập nghiệp, từ tiếp thị sản phẩm đến mở phòng kinh doanh tranh ảnh, song mọi công việc đều không cho anh sự hứng thú lâu dài cùng thu nhập bấp bênh. Năm 2013, anh Phát quyết định tìm cho mình một bến đậu mới với việc chăn nuôi gà. Bán hết cả 3 cây vàng tích cóp của hai vợ chồng không đủ phân nửa nguồn vốn đầu tư, chính vì vậy, khi được Đoàn Thanh niên và NHCSXH tư vấn vay vốn chính sách phát triển sản xuất thì  nút thắt khó khăn nhất khi đó đã được mở ra. Cùng lúc, anh tìm đến Câu lạc bộ Phát triển kinh tế trong thanh niên ở địa phương để trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm chăn nuôi. Vay thêm người thân cùng vốn ngân hàng, trang trại gà của anh Phát dần hoàn thiện trên quy mô 1ha. Anh đầu tư hệ thống đệm lót sinh học hết 250 triệu đồng, gồm máng ăn, các thiết bị đèn, hệ thống nước uống tự động và gas sưởi ấm cho đàn gà vào mùa đông. Nhờ hệ thống này mà giờ đỡ tốn công trong việc chăm sóc, vệ sinh chuồng trại nuôi gà, giúp gà có sức chống chịu cao và không lãng phí nguồn thức ăn. Giờ đây, sau 5 năm, thành quả mà anh thu được là thu nhập từ trang trại gà mỗi năm ước khoảng 250 triệu đồng lãi ròng.
 
Trải nghiệm càng làm anh ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. “Đặc biệt, đối với đa số thanh niên nông thôn như chúng tôi, là những người có xuất phát điểm thấp thì nguồn vốn chính sách đã trao cho chúng tôi những cơ hội đổi đời”, anh Phát tâm sự.


Anh Nguyễn Hồng Quân, Phó Bí thư Huyện đoàn Gio Linh đến thăm trang trại nuôi gà bằng hệ thống đệm lót sinh học của anh Trần Tấn Phát (người bên phải).
 
Những mô hình thanh niên tiêu biểu như anh Phát cùng với những sáng tạo của Đoàn Thanh niên đã thay đổi nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội, tạo động lực, quyết tâm vươn lên của thanh niên, trăn trở tìm tòi phương thức sản xuất hiệu quả.
 
Hay như với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, việc quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hội, cán bộ Tổ tiết kiệm và vay vốn và hỗ trợ các hộ vay vốn có kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy sản xuất nâng cao hiệu quả vay vốn đã đưa kết quả ủy thác cho vay vốn chính sách của hội với 6 chữ nhất: Có số dư nợ cao nhất, nợ quá hạn thấp nhất, số Tổ tiết kiệm và vay vốn nhiều nhất, số thành viên nhiều nhất, số Tổ tiết kiệm và vay vốn được xếp loại tốt nhiều nhất và thành viên tham gia tiết kiệm cao nhất.
 
Báo cáo mới đây của NHCSXH cho thấy, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp với NHCSXH tổ chức trên 40.000 lớp tập huấn nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, quy trình giải ngân, quản lý nguồn vốn; hướng dẫn các thủ tục, quy định mới trong hoạt động ủy thác... cho cán bộ hội và Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn. Mặt khác, để giúp phụ nữ sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, hội phối hợp với các bên liên quan tiến hành tư vấn cho phụ nữ lựa chọn ngành nghề lao động, kinh doanh phù hợp, kết hợp tập huấn, hướng dẫn quản lý sử dụng nguồn vốn cho hàng triệu lượt hội viên, phụ nữ, đồng thời phối hợp với ngành nông nghiệp đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho trên 8 triệu lượt hội viên, phụ nữ nhằm giúp chị em biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ... 
 
Cùng với việc nâng cao chất lượng Tổ tiết kiệm và vay vốn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hội còn tập trung các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giảm nghèo: Hội xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, từ công tác tuyên truyền, hoạt động truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp. Thông qua việc thực hiện Đề án, nhiều tỉnh hội đã xây dựng Quỹ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đề nghị NHCSXH tỉnh, thành quản lý, Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành có trách nhiệm lựa chọn đối tượng, theo dõi, giám sát, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Tính đến nay, các cấp hội đã hỗ trợ thành lập trên 500 hợp tác xã; hỗ trợ, tư vấn cho trên 38 nghìn phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; trên 13 nghìn phụ nữ có ý tưởng được vay với số vốn là hơn 237 tỷ đồng. Trên 25 nghìn doanh nghiệp nữ được tư vấn, đào tạo, kết nối vay với số vốn hơn 148 tỷ đồng.


Hàng triệu hộ nghèo đã được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để sản xuất, kinh doanh. 

 Hội tụ sức mạnh triển khai toàn hệ thống chính trị

99,56% tổng dư nợ của NHCSXH thực hiện theo phương thức ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tương đương với 220.545 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8% trong 5 năm qua. Nợ quá hạn giảm từ 0,38% năm 2014, đến 31/8/2020 còn 0,25%... Những con số này đã nói lên hiệu ứng của phương thức truyền tải tín dụng chính sách xã hội đặc thù và riêng có ở Việt Nam.
 
Với bao việc làm hữu ích đã tạo lên bức tranh đầy màu sắc về một phương thức truyền tải chính sách tín dụng đặc thù riêng có ở Việt Nam ủy thác cho vay qua 4 tổ chức chính trị - xã hội. Kết quả đạt được từ hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2015 - 2020 tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn hiệu quả, phù hợp với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
 
Nhận định hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục là kênh dẫn vốn quan trọng để tín dụng chính sách xã hội đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần vào sự phát triển ổn định, hiệu quả, bền vững của tín dụng chính sách xã hội, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 
 

Bài và ảnh: Việt Hải/GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.