THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 10:47

Nguy cơ trẻ ngộ độc vì người nhà áp dụng mẹo dân gian truyền miệng

24/11/2021 | 15:17
Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo nhưng tình trạng bệnh nhi nhập viện do cha mẹ tùy tiện dùng mẹo dân gian để chữa bệnh cho trẻ vẫn diễn ra. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 9-10 trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng ngộ độc, chủ yếu là ngộ độc sái thuốc phiện, thuốc nam.
Trẻ ngộ độc sái thuốc phiện được chăm sóc tích cực tại Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Lê Hiếu

Trẻ ngộ độc sái thuốc phiện được chăm sóc tích cực tại Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Lê Hiếu

Bé sơ sinh 2 ngày tuổi ngộ độc sái thuốc phiện

Ngày 19/11/2021, Trung tâm Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bệnh nhi 2 ngày tuổi ở tỉnh Nam Định nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, nhịp tim không ổn định, đồng tử co nhỏ, theo dõi ngộ độc sái thuốc phiện.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, khi sinh hai con đầu lòng, gia đình làm theo mẹo dân gian truyền miệng là dùng sái thuốc phiện với liều lượng một đầu tăm pha vào sữa cho trẻ uống để “chắc dạ”. Thấy các con lớn dùng mẹo này khỏe mạnh, ăn uống tốt, không gặp vấn đề về đường ruột, gia đình tiếp tục áp dụng cho bé út.

Tuy nhiên, sau khi uống sái thuốc phiện, trẻ ngủ không yên, thỉnh thoảng khóc ré lên. Sau khoảng 2 tiếng, trẻ bắt đầu nấc cụt nhiều, gia đình quan sát thấy trẻ thở yếu hơn nên đã vội vàng thông báo với các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định. Trẻ nhanh chóng được hô hấp hỗ trợ, tiêm thuốc giải ngộ độc và chuyển đến Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, nguyên nhân gây tình trạng suy hô hấp là độc chất Opioids được tìm thấy trong cơ thể trẻ. Do tác dụng của sái thuốc phiện vẫn còn, trẻ tiếp tục có cơn tím tái, có cơn ngừng thở. Các bác sĩ tại Khoa Khám bệnh - Cấp cứu, Khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Sơ sinh đã ngay lập tức thực hiện cấp cứu, cho trẻ thở máy, dùng thêm thuốc kháng (Naloxone) để giải ngộ độc, giảm các tác động của độc chất vào trung tâm thần kinh của trẻ.

Hiện tại, tình trạng của bệnh nhi tạm ổn định, trẻ thở đều hơn, nhịp tim bình thường, không còn cơn rung giật nhưng vẫn cần theo dõi thêm.

Năm 2019, bệnh nhi 12 tháng tuổi ở Lào Cai bị ngộ độc do người lớn dùng thuốc phiện chữa tiêu chảy phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sa Pa. Ảnh: Thuỳ Anh

Năm 2019, bệnh nhi 12 tháng tuổi ở Lào Cai bị ngộ độc do người lớn dùng thuốc phiện chữa tiêu chảy phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sa Pa. Ảnh: Thuỳ Anh

Sử dụng mẹo dân gian hoặc thuốc nam không rõ thành phần cho trẻ là vô cùng nguy hiểm!

Thuốc phiện là một hỗn hợp thô lấy từ nhựa tiết của quả thuốc phiện. Trong nhựa quả khô cây thuốc phiện có hơn 25 loại Alcaloid trong đó Morphine chiếm 10%, Codeine 0,5%, Narceine 0,3%, Theloine 0,2%, Papaverine 0,8%, Narcotine 6%. Sái thuốc phiện là phần thuốc còn đọng lại trong điếu sau khi hút, sái thường được cất dành khi thiếu sẽ sử dụng.

“Opioid” là thuật ngữ cho một số chất tự nhiên (ban đầu có nguồn gốc từ cây thuốc phiện) và các chất tương tự bán tổng hợp và tổng hợp mà gắn với các thụ thể opioid đặc hiệu.

Triệu chứng lâm sàng rõ ràng nhất khi bị ngộ độc Opioids là biểu hiện giảm tần số thở, thở chậm, có thể tiến triển đến ngừng thở, đồng tử co nhỏ. Một số biểu hiện khác có thể xảy ra như mê sảng, tụt huyết áp, nhịp tim chậm, hạ nhiệt độ cơ thể,… Người bệnh tử vong chủ yếu do tình trạng thiếu oxy.

Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo nhưng tình trạng bệnh nhi nhập viện do phụ huynh tùy tiện dùng mẹo dân gian để chữa bệnh cho trẻ vẫn diễn ra. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 9-10 trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng ngộ độc, chủ yếu là ngộ độc sái thuốc phiện, thuốc nam.

Theo ThS.BS Chu Lan Hương – Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Khám bệnh Cấp cứu, Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương, việc sử dụng các mẹo dân gian hoặc thuốc nam không rõ thành phần cho trẻ là vô cùng nguy hiểm. Đây là những quan niệm chưa có căn cứ khoa học và có thể để lại những hậu quả tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể tử vong.

Các bậc phụ huynh không nên mạo hiểm sử dụng các loại thuốc “truyền miệng” cho trẻ sơ sinh, vì trong thành phần của những loại thuốc này có thể chứa các chất khiến cho trẻ bị ngộ độc, ức chế hô hấp, ức chế thần kinh, rối loạn điện giải, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy kịch đến tính mạng của trẻ.

Cha mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin và các chứng cứ khoa học chính thống về các phương pháp điều trị dân gian trước khi áp dụng cho con. Để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kì các loại thuốc cho trẻ.

Nam Anh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Học sinh Quảng Ninh khi đến trường phải quét mã QR

Học sinh Quảng Ninh khi đến trường phải quét mã QR

2 năm trước

Học sinh khi đến trường phải trang bị mã QR, giáo viên có trách nhiệm quét mã thông qua ứng dụng PC-Covid để khai báo y tế trước khi cho học sinh vào lớp.
Nào cùng tập ngay – Vì một Việt Nam khỏe mạnh, hạnh phúc

Nào cùng tập ngay – Vì một Việt Nam khỏe mạnh, hạnh phúc

2 năm trước

Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Ủy ban Olympic Việt Nam triển khai dự án "Nào cùng tập ngay - Vì một Việt Nam khỏe mạnh, hạnh phúc".
Đảm bảo an toàn cho học sinh trên không gian mạng khi học trực tuyến

Đảm bảo an toàn cho học sinh trên không gian mạng khi học trực tuyến

2 năm trước

Nhằm giúp giáo viên, các em học sinh và cha mẹ tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản để nhận biết các nguy cơ mất an toàn thông tin trên không gian mạng nói chung, trong quá trình...
Vĩnh Phúc chuẩn bị tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Vĩnh Phúc chuẩn bị tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

2 năm trước

UBND tỉnh Vĩnh Phúc mới ban hành Kế hoạch số 287 về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh năm 2021-2022.