THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 05:54

Nguy cơ xảy ra làn sóng COVID-19 mới

27/06/2022 | 09:36
Nhiều quốc gia châu Âu đang lo ngại làn sóng COVID-19 mùa hè; tình hình dịch ở châu Á cũng đang có diễn biến mới. Các chuyên gia khuyến cáo, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh.

Cảnh báo về những biến thể mới của COVID-19

Nhận định biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều nước châu Âu (ECDC) và gia tăng tại một số nước trong những tuần gần đây, Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu khuyến cáo các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó, như tiêm vaccine tăng cường, mũi nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh. WHO nhận định, thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch. Tổ chức này cũng cảnh báo về những biến thể mới của COVID-19 có thể làm cho dịch bệnh trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Trong đó, Omicron hiện là biến thể phổ biến trên thế giới, nhưng có thể chưa phải là biến thể cuối cùng.

tiem-vaccine

Còn ECDC nhận định, biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều nước châu Âu và gia tăng tại một số nước trong những tuần gần đây; khuyến cáo các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vaccine tăng cường, mũi nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm.

Tại Việt Nam, số mắc COVID-19 thời gian qua có xu hướng giảm mạnh, nhưng số mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày gần đây tại một số tỉnh, thành phố. Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới.

Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Để duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tiếp tục tiêm vaccine tăng cường, mũi nhắc lại cho người dân, nhất là những nhóm có nguy cơ mắc bệnh.

Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới; nâng cao công tác phân tích, dự báo tình hình dịch để có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các biến chủng mới của COVID-19; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi để ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta.

Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho rằng, 2 dòng phụ này nhiều khả năng sẽ trở thành biến thể gây bệnh chủ đạo tại khu vực. Theo các chuyên gia dịch tễ tại châu Âu, có 2 yếu tố có thể khiến số ca nhiễm mới tăng lên. Đó là sự suy giảm khả năng miễn dịch theo thời gian và các biến thể phụ mới BA.4 và  BA.5 vừa dễ lây lan hơn vừa có khả năng "trốn" khả năng miễn dịch tốt hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh.

Vaccine COVID-19 vẫn là biện pháp hiệu quả nhất

Thứ trưởng phụ trách điều hành hoạt động của Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh và chuyển sang bình thường mới, tuy nhiên không được chủ quan, lơ là vì dịch vẫn diễn biến khó lường, có nguy cơ tăng số mắc trở lại. Do đó, chúng ta cần phải đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19.

Tuy nhiên, hiện nay tiến độ tiêm mũi 3, mũi 4 tại nhiều địa phương còn chậm, có tình trạng tồn đọng nhiều vaccine COVID-19 tại tuyến Trung ương và một số địa phương, dẫn tới nguy cơ cao hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vaccine và triển khai tiêm chủng.

Nguyên nhân do sự chủ quan của người dân trong bối cảnh số ca mắc giảm, số ca nặng và tử vong ở mức rất thấp, nhiều trường hợp đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm các mũi vaccine tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ sau khi mắc bệnh và cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết.  

Bên cạnh đó, thông tin tiêu cực về tác dụng phụ, biến chứng khi tiêm mũi 3 gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, không đồng ý tiêm mũi nhắc lại.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay, tiêm chủng vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống dịch COVID-19. Trên thế giới, nhiều nước đã tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho người dân, hơn 80 quốc gia đã triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

"Hiện nay, chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định vaccine COVID-19 ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe người dân, trong khi hiệu lực của vaccine này giảm tương đối nhanh. Vì vậy, để duy trì hiệu quả bảo vệ phòng bệnh, chúng ta cần phải tiêm mũi 3, mũi 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế", GS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng tại Việt Nam cũng cho biết, vaccine phòng COVID-19 có miễn dịch không bền vững và lâu dài, chỉ sau khoảng 4-6 tháng thì miễn dịch sẽ giảm, người đã tiêm vaccine COVID-19 vẫn có thể bị tái nhiễm. Đặc biệt, virus SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính nguy hiểm của các biến thể. Vì vậy, việc tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) hoàn toàn cần thiết.

"Nếu không may nhiễm thì bệnh sẽ nhẹ, hệ thống y tế không bị quá tải, giảm thấp nhất ca nặng, hạn chế ca tử vong. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, vaccine phòng COVID-19 vẫn có tác dụng phòng bệnh khi biến chủng Omicron vẫn chiếm ‘ưu thế’ trên thế giới", PGS Trần Đắc Phu khuyến cáo.

Hoài Phi
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

2 năm trước

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế 9 tỉnh: Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp và Bình Dương về việc tăng cường tiêm chủng vaccine...
Trẻ chưa tiêm vaccine có nguy cơ bệnh nặng gấp 2 lần nếu nhiễm Omicron

Trẻ chưa tiêm vaccine có nguy cơ bệnh nặng gấp 2 lần nếu nhiễm Omicron

2 năm trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới đây của Chính phủ Mỹ, gần 9/10 số trẻ em từ 5-11 tuổi nhập viện vì COVID-19 trong khoảng thời gian từ giữa tháng 12/2021 đến cuối tháng 2/2022 chưa...
Trẻ em không tiêm vaccine nhập viện tăng gấp đôi trong đợt bùng phát do Omicron tại Mỹ

Trẻ em không tiêm vaccine nhập viện tăng gấp đôi trong đợt bùng phát do Omicron tại Mỹ

2 năm trước

Tỷ lệ nhập viện ở trẻ 5 - 11 tuổi chưa tiêm vaccine cao gấp đôi so với những trẻ được tiêm chủng trong đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng do biến thể Omicron gây ra ở Mỹ.
Biến thể Omicron và những quan ngại với trẻ em

Biến thể Omicron và những quan ngại với trẻ em

2 năm trước

Cựu ủy viên Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Tiến sĩ Scott Gottlieb cảnh báo rằng, mặc dù biến thể Omicron đang được cho là nhẹ hơn biến thể Delta nhưng nó tiềm ẩn...