THỨ BA, NGÀY 23 THÁNG 04 NĂM 2024 06:52

Nhận diện sớm khuynh hướng bạo lực ở trẻ

03/12/2021 | 14:38
Nhận diện sớm những biểu hiện cho thấy trẻ bắt đầu có khuynh hướng bạo lực, cha mẹ sẽ có những giải pháp uốn nắn và điều chỉnh kịp thời, giúp trẻ học cách cư xử thân thiện, tích cực.

Con lúc nào cũng muốn làm “đại ca”

Từ ngày con đi học mầm non, hầu như tuần nào chị Hương - mẹ bé Ðạt cũng nhận được tin nhắn từ cô chủ nhiệm hoặc của phụ huynh có con học cùng là con hay đánh bạn, thường xuyên tranh giành đồ chơi, đồ dùng của bạn. Chị Hương luôn phải gọi điện xin lỗi cô giáo, các phụ huynh, có khi phải tới tận nhà bạn con để xin lỗi. Chị cho biết, ngay từ nhỏ, bé Ðạt đã có khuynh hướng thích được làm “đại ca”, luôn muốn chỉ huy, ép người khác phải theo ý mình, và nếu không đạt được con sẵn sàng nổi nóng, đánh các bạn.

Không chỉ bé Ðạt, trong thực tế khá nhiều bố mẹ lo lắng, phiền lòng bởi lúc nào con cũng thích làm “đại ca”, luôn bắt nạt, đánh bạn.

Mới đây, vụ việc trẻ mầm non đánh bạn xảy ra tại cơ sở mầm non Vân Vũ (Việt Yên, Bắc Giang) một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo về trẻ có xu hướng bạo lực. Theo đó, cháu V. Ð. Q., 2 tuổi bị cháu T. Q. T., 3 tuổi, là học sinh Trường Mầm non Tăng Tiến được gửi tại nhóm trẻ Vân Vũ vào các ngày thứ 7 hằng tuần đã cắn và đánh cháu Q dã man. Cùng với T, một số bạn khác cũng lao vào đánh vào đầu, trèo lên người để đánh bé Q. Xem đoạn clip được camera ghi lại, nhiều người không khỏi rùng mình bởi hành vi "ra đòn" rất tàn nhẫn của một bé trai mới 3 tuổi.

Việc trẻ đi học "va chạm" với bạn bè, tranh giành đồ chơi là điều khó tránh khỏi, thế nhưng trẻ nhỏ mới 3-4 tuổi đã có hành động bạo lực tàn nhẫn với bạn là điều không thể chấp nhận. Trẻ còn nhỏ mà đã có những hành động mang khuynh hướng bạo lực, nếu không được phát hiện, uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời thì ở những cấp học tiếp theo, trẻ sẽ có hành động bạo lực học đường với bạn bè, và rất có thể khi trưởng thành sẽ thích sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Vụ việc trẻ mầm non đánh bạn xảy ra tại cơ sở mầm non Vân Vũ (Việt Yên, Bắc Giang). Ảnh Internet

Vụ việc trẻ mầm non đánh bạn xảy ra tại cơ sở mầm non Vân Vũ (Việt Yên, Bắc Giang). Ảnh Internet

Cha mẹ cần nhận diện sớm dấu hiệu bạo lực ở trẻ

Thời gian qua, các vụ việc bạo lực học đường liên tiếp xảy ra với những mức độ khác nhau, có những vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng. Ðây là một vấn nạn nhức nhối cần sự vào cuộc của cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Là người gần gũi với con nhất, cha mẹ cần tinh ý để nhận ra những biểu hiện cho thấy trẻ đang bắt đầu có khuynh hướng bạo lực, như: Trẻ hay bắt nạt, đánh bạn bè; Trẻ hay quát nạt người xung quanh; Nổi nóng vô cớ; Ðánh đập, chọc phá nặng tay với thú vật; Thích xem phim hay chơi game hành động, bạo lực... Khi phát hiện con có những dấu hiệu của khuynh hướng bạo lực, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và có cách chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời để không ảnh hưởng đến tính cách, nhân cách của trẻ sau này.

Theo các chuyên gia tâm lý, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ có khuynh hướng bạo lực từ nhỏ, đó là:

- Do trẻ khó khăn về giao tiếp và ngôn ngữ. Trẻ không biết cách gây chú ý hay tạo mối quan hệ bằng lời nói nên sẽ áp dụng kiểu làm quen “bạo lực”. Ban đầu có thể chỉ là các hành vi như kéo áo, khều bạn hoặc nắm tay nhưng nếu không gây được chú ý, trẻ sẽ tăng “cường độ” bằng việc ngắt, véo, cào cấu.

- Cách quản lí, giáo dục của cha mẹ quá nghiêm khắc khiến sự bất mãn của trẻ ngày một tăng lên. Ðiều này làm nảy sinh thái độ phản ứng quyết liệt lại với cha mẹ, và sau mỗi lần như vậy, trẻ lại bị cha mẹ quở mắng một cách nghiêm khắc hơn. Kết quả là mỗi khi có mâu thuẫn nhỏ với các bạn, trẻ sẽ trút nỗi bực dọc bị dồn nén bấy lâu lên bạn.

- Cha mẹ quá nuông chiều, tạo điều kiện cho khuynh hướng bạo lực ở trẻ phát triển. Trẻ lớn lên trong hoàn cảnh này lúc đầu chỉ dám dùng bạo lực với người trong gia đình. Nhưng khi đã hình thành thói quen trong nhà thì việc trẻ mang đến trường “thực hành” với các bạn là khó tránh.

- Trẻ thiếu thốn tình thương yêu của cha mẹ. Những trẻ không sống cùng cha mẹ hoặc cha mẹ quá bận rộn giao phó hoàn toàn việc chăm sóc con cho người giúp việc. Chính những người này đã vô tình “huấn luyện” trẻ bằng hành vi chăm sóc bạo lực  và trẻ nhiễm các hành vi này, dần dần cũng thích “chăm sóc” người khác bằng bạo lực.

- Cá tính của cha mẹ thất thường, khiến không khí trong gia đình luôn căng thẳng. Ở hoàn cảnh này, trẻ có thể dùng bạo lực để tiêu trừ sự căng thẳng và bất an trong lòng.

- Trẻ sống trong môi trường có bạo hành. Thường xuyên chứng kiến cảnh bạo lực hay ngược đãi trong gia đình hoặc ngoài xã hội, trẻ sẽ bắt chước hành vi của người lớn.

- Gia đình có thêm em bé. Khi trẻ cảm thấy tình yêu của cha mẹ dành cho mình bị giảm đi, chúng sẽ mượn hành vi bạo lực để khiến cha mẹ chú ý đến mình.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nguyên nhân từ môi trường bên ngoài tác động đến, khiến trẻ có khuynh hướng bạo lực với người khác như việc tiếp cận bạo lực thông qua Internet, game bạo lực, phim ảnh hành động bạo lực…

Làm gì giúp trẻ bớt hung hăng, bạo lực?

Dù là do nguyên nhân gì thì đứa trẻ có những phản ứng hung hăng, hay bắt nạt bạn chưa hẳn đã là một trẻ hư, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải những khó khăn trong giao tiếp hoặc do sự “lệch hướng” trong giáo dục con của phụ huynh, hoặc do môi trường sống... Nhiều khi, chính bản thân trẻ không nhận biết hành vi của mình ảnh hưởng đến người khác thế nào. Cha mẹ chính là người cần chỉ ra cho trẻ thấy hành vi bạo lực của con gây tổn thương, thậm chí nguy hiểm đến người khác. Cách trình bày, giải thích với trẻ về hậu quả của bạo lực cần thật rõ ràng, dễ hiểu.

Ngoài ra, để giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình, cha mẹ cần theo dõi, giám sát chặt chẽ việc trẻ tiếp cận chương trình game, tivi có khuynh hướng bạo lực. Ðặt ra các giới hạn về các quy tắc trong gia đình để trẻ tuân theo (không quá nới lỏng nhưng cũng không được hà khắc). Loại bỏ mầm mống bạo lực khỏi đời sống của trẻ. Không ngược đãi, đánh đập trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần để ý và dập tắt hình tượng “đại ca” trong trẻ, bởi nhiều trẻ cho rằng, để thu hút sự chú ý của mọi người, của bạn bè thì mình  cần phải khác biệt. Trẻ có thể sẽ dùng bạo lực để khuất phục các bạn.

Ngoài ra, để điều chỉnh hành vi của con trẻ thì chính bản thân cha mẹ, người lớn cũng cần học cách quản lý cảm xúc của mình. Cha mẹ cần tự học hỏi, tự thực hành kỹ năng làm cha mẹ tích cực. Khi trẻ có thái độ cư xử đúng mực, hòa đồng với các bạn, cha mẹ cũng nên động viên, khuyến khích con.

Hồng Trần
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em vì tương lai nguồn nhân lực

Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em vì tương lai nguồn nhân lực

2 năm trước

Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ LĐTBXH, Tổ chức Lao động quốc tế, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức Hội thảo triển khai Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27/5/2021 của Thủ tướng Chính...
Bộ ba sách trinh thám kì ảo, hấp dẫn của Thụy Điển

Bộ ba sách trinh thám kì ảo, hấp dẫn của Thụy Điển

2 năm trước

Bộ tiểu thuyết trinh thám dành cho lứa tuổi thiếu nhi của nhà văn Kristina Ohlsson (Thụy Điển) vừa được xuất bản tại Việt Nam. Tác giả xây dựng nên một bộ ba sách trinh thám kì ảo,...
Quảng Nam phấn đấu hơn 90% trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm phòng Covid-19

Quảng Nam phấn đấu hơn 90% trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm phòng Covid-19

2 năm trước

Hơn 90% trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 là mục tiêu tại Kế hoạch 8583/KH-UBND về triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em do...