THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 09:30

Nhập viện vì viêm ruột thừa, phát hiện nhịp tim chậm nghiêm trọng

01/08/2018 | 09:01

Ngày 18/07/2018 chị K.T.N, sinh năm 1987 vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn trong tình trạng đau bụng dưới nhiều và có dấu hiệu nhiễm trùng. Các Bác sĩ đã khám, chụp MSCT bụng xác định chẩn đoán là chị bị viêm ruột thừa. Tuy nhiên, từ lúc nhập viện, các bác sĩ nhận thấy chị N. có nhịp tim chậm bất thường, có lúc chỉ còn 40-43 lần/phút, huyết áp thấp, có lúc tụt xuống còn 50/30 mmHg kèm theo là bệnh nhân đôi khi bị chóng mặt. Nhận định đây là một trường hợp bệnh phối hợp phức tạp, cần xử trí cấp cứu, nên các Bác sĩ đã tổ chức hội chẩn  khoa Ngoại Tổng Quát và chuyên khoa Tim Mạch ngay trong đêm để lập kế hoạch điều trị cho người bệnh.


 
Vị trí bị viêm ruột thừa cấp của bệnh nhân.
 
Bệnh nhân đã được đặt máy tạo nhịp tạm thời trước, tiếp theo là phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa. Sau 4 ngày nằm viện, sức khỏe người bệnh hồi phục rất tốt và được cho ra viện. Các Bác sĩ cũng đã lên kế hoạch theo dõi và sắp xếp để đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
 
Qua khai thác bệnh sử, trước đây người bệnh có khám sức khỏe định kỳ, phát hiện rối loạn nhịp tim chậm nhưng không rõ dạng gì, nên không điều trị đặc hiệu. Theo Bác sĩ Phan Hoàng Nguyên, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, bệnh rối loạn nhịp chậm bloc nhĩ thất độ 3 là hiếm gặp ở người trẻ tuổi, biểu hiện bệnh không rõ ràng, nhưng lại có khả năng gây đột tử cao. Vì vậy, chúng ta nên cẩn trọng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế chất lượng là cần thiết để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đối với các trường hợp bệnh phối hợp, cần tổ chức hội chẩn chuyên khoa để đảm bảo điều kiện phẫu thuật cho bệnh nhân.
 
Bloc nhĩ thất độ 3: chính là mức độ cao nhất trong rối loạn dẫn truyền nhịp tim, dẫn đến việc tim không thể bóp đủ tần số nhằm cung cấp đủ máu đến các cơ quan khác, dễ dẫn đến ngất và tử vong; Dấu hiệu thường thấy của bệnh này là: nhịp tim rất chậm, choáng váng, chóng mặt, khó thở, đau thắt ngực và ngất xỉu mà không rõ nguyên nhân; Một số nguy cơ dẫn đến bệnh: thoái hóa dẫn truyền, bẩm sinh hay do dùng thuốc… Hướng điều trị tối ưu nhất ở bệnh nhân bloc độ 3 này chính là đặt máy tạo nhịp tim. 
 

Can Khương/GĐ&TE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.