THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 09:00

Nhiều mô hình hiệu quả thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

13/12/2021 | 15:33
Chị Lê Thị Tuyết Nhung - Phó Phòng Trẻ em - Bình đẳng giới, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện nay, tỉnh duy trì thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em như Diễn đàn trẻ em, Thăm dò ý kiến trẻ em, Câu lạc bộ trẻ em, Các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng. Trong đó, có nhiều mô hình điển hình, giúp trẻ em rèn luyện khả năng tư duy và có cơ hội trình bày ý tưởng của mình về những sáng kiến mang tính cá nhân, tập thể, để áp dụng vào thực tế tại địa phương. Qua đó, tạo sự năng động, góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức và sự đóng góp của bản thân các em vào việc thực hiện các quyền tham gia của trẻ em.
Mô hình: “Sẻ chia cảm xúc - Kết nối yêu thương - Đẩy lùi” đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường. Ảnh: T. Nhung

Mô hình: “Sẻ chia cảm xúc - Kết nối yêu thương - Đẩy lùi” đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường. Ảnh: T. Nhung

Điển hình như mô hình: “Sẻ chia cảm xúc - Kết nối yêu thương - Đẩy lùi” do Liên đội trường THCS An Thạnh (TP. Hồng Ngự) khởi xướng. Mô hình nhằm mục đích ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường đang ngày càng diễn ra căng thẳng, nghiêm trọng và phức tạp trong nhà trường, lớp học bằng những hình thức nhẹ nhàng, hiệu quả, phù hợp tâm sinh lí học sinh THCS. Đồng thời, giúp hình thành một số kĩ năng cần thiết ở học sinh như: biết nhận diện các mức độ khác nhau của mỗi vấn đề và tự giác tìm sự hỗ trợ từ thầy cô chủ nhiệm, tổng phụ trách đội, tổ tư vấn học đường… Biết chia sẻ và kết nối tình cảm giữa bạn bè, thầy cô, tạo môi trường lớp học lành mạnh, an toàn, thân thiện và phát triển để từng bước nâng cao chất lượng nhà trường.

Theo đó, nhà trường trang bị ba hộp thư nhỏ, khung nhôm, lồng kính, có khoá (chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới mở được). Có một khe hở trên mặt để có thể bỏ được một mảnh giấy A4 gấp làm tư. Mỗi hộp thư được trang trí biểu tượng của ba trạng thái cảm xúc (mặt giận dữ, mặt buồn, mặt cười). Cạnh đó là ba xấp giấy viết thư: màu đỏ, màu xanh, màu vàng. Ba màu này tượng trưng cho ba trạng thái cảm xúc: Màu đỏ: tức giận, bức xúc (mức độ nghiêm trong cần được giải quyết sớm); Màu vàng: buồn giận, không hài lòng (chưa đến mức nghiêm trọng); Màu xanh: hài lòng, vui vẻ, chia sẻ và cảm ơn (bày tỏ sự hài lòng, lời cảm ơn đến bạn bè, thầy cô).

Như vậy, khi học sinh nào gặp các vấn đề khó khăn cần giải quyết sẽ chọn màu giấy viết thư phù hợp với tâm trạng của mình. Dựa theo màu sắc, giáo viên sẽ phân loại được các mức độ sự việc khác nhau để kịp thời giải quyết. Những vụ việc xảy ra và được giải quyết sẽ được ghi nhận cụ thể, có biên bản kèm theo. Kể cả những lá thư bày tỏ tình cảm, sự biết ơn cũng được ghi nhận và lưu giữ. Cuối tháng, tổng phụ trách đội sẽ tổng hợp, thống kê và biểu thị lên biểu đồ để đánh giá mức độ tăng giảm của những vụ xung đột trong tháng. Mặt khác, tổng phụ trách đội sẽ tuyên dương, khen ngợi những cá nhân có những lá thư thể hiện sự chia sẻ, cảm ơn đến bạn bè, thầy cô hay nhất bằng những món quà nho nhỏ từ nguồn quỹ của liên đội. Tặng giấy khen cho những chi đội tích cực tham gia mô hình và mang lại hiệu quả trong việc đẩy lùi bạo lực ở mỗi chi đội.

Qua gần một năm hoạt động, Mô hình đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực và nhận được sự đồng thuận rất cao ở nhà trường cũng như phụ huynh, học sinh. Giúp các em giải quyết được rất nhiều vụ việc liên quan đến mối quan hệ bất hòa giữ học sinh với học sinh và nhiều vấn đề khác có liên quan đến môi trường học đường.

Qua tổng hợp, có hơn 200 lượt phiếu bỏ vào các thùng phiếu, ban đầu các phiếu nằm ở mức độ báo động đỏ như tức giận rất nhiều. Sau một thời gian, số lượng các phiếu thể hiện sự tức giận giảm xuống. Các phiếu màu xanh, vàng, các thư chia sẻ, xin lỗi thầy cô và bạn bè lại tăng lên. Những lá thư hay được chia sẻ, phát thanh trên phát thanh học đường của trường; những thắc mắc được truyền thông dưới cờ. Mức độ chia sẻ, bày tỏ ý kiến của học sinh với thầy cô tăng lên, từ đó góp phần giải quyết những vướng ngại về tâm lý trong môi trường học đường.

Nhiều hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: T. Nhung

Nhiều hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: T. Nhung

Ngoài ra, mô hình “Nhóm thông tin học đường” (Trường THCS Tân Thành, huyện Lai Vung) cũng mang lại hiệu quả tích cực. Các thành viên nhóm sẽ quan sát, nắm bắt thông tin ở các phía:

Trong sân trường: Nếu thấy có học sinh có biểu hiện bất thường như: đánh nhau, có dấu hiệu bạo lực, đe dọa, mang hung khí hoặc các vật dụng không cho phép vào trường; học sinh có quan hệ tình bạn không trong sáng; học sinh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cờ bạc với mọi hình thức… thì báo ngay cho giáo viên Tổng phụ trách hoặc giáo viên chủ nhiệm để kịp thời xử lý.

Nắm bắt thông tin trên đường đến trường và về nhà: Nếu thấy học sinh la cà tụ tập quán xá với các dấu hiệu không lành mạnh: học sinh nghiện game, học trốn học, cúp tiết, tụ tập đánh nhau bên ngoài nhà trường… ghi nhận và báo lại cho giáo viên Tổng phụ trách sớm nhất.

Nắm bắt thông tin trên mạng xã hội: khi phát hiện có học sinh đăng tải, chia sẻ, bình luận các thông tin không chính thống, thông tin không đúng sự thật; các thông tin thể hiện sự khiêu khích và có dấu hiệu bạo lực… báo ngay cho giáo viên Tổng phụ trách để kịp thời xác minh và xử lý.

Giáo viên Tổng phụ trách sẽ thành lập một nhóm thông tin liên lạc kín bằng mạng xã hội để các thành viên tham gia và kịp thời báo các thông tin một các nhanh chóng, an toàn và bảo mật. Đối với một số thông tin sự việc mang tính cấp bách cần xử lý khẩn cấp thì các thành viên sẽ liên hệ trực tiếp với giáo viên Tổng phụ trách hoặc giáo viên chủ nhiệm để xử lý ngay.

Qua thời gian hoạt động của nhóm trong năm học 2020 - 2021 đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Tình trạng bạo lực học đường trong nhà trường giảm nhiều và không còn mang tính chất nghiêm trọng. Nhiều học sinh cá biệt được giáo dục, có chuyển biến tích cực và trở thành thành viên của nhóm.

Cũng theo chị Lê Thị Tuyết Nhung, để thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp cũng đã triển khai nhiều hoạt động thu hút tất cả các nhóm trẻ em bao gồm: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ khuyết tật, trẻ đang được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ tham gia như: hàng năm tổ chức hoạt động Trại hè Ước mơ hồng, Hội trại văn hóa thể thao, tập huấn kỹ năng sống, các hội thi trực tiếp hoặc thi qua mạng, thông qua qua đó đã cung cấp cho trẻ em nhiều kiến thức, kỹ năng về phòng chống xâm hại, bạo lực, đuối nước trẻ em, mặt khác đã thúc đẩy sự tham gia, nghiên cứu của trẻ em để cung cấp những sáng kiến, giải pháp giúp cho các hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em ngày càng phong phú, thiết thực, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của trẻ em…

Vi Hương
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Những kỹ năng sinh tồn, cha mẹ nhất định phải dạy trẻ

Những kỹ năng sinh tồn, cha mẹ nhất định phải dạy trẻ

2 năm trước

Kỹ năng sinh tồn không chỉ giúp trẻ vượt qua được các hoàn cảnh khó khăn, mà qua đó, còn giúp trẻ trưởng thành, không bị động trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai.
Cha mẹ cần phát hiện ngay khi con có dấu hiệu tự kỷ nhẹ

Cha mẹ cần phát hiện ngay khi con có dấu hiệu tự kỷ nhẹ

2 năm trước

Nhiều bà mẹ lo lắng khi con 3 tuổi mà chưa biết nói, hay gào khóc và đập đầu vào tường khiến. Các mẹ lo không biết không biết đó có phải là dấu hiệu của tự kỷ không? Trên thực tế,...
Làm gì để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em?

Làm gì để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em?

2 năm trước

Thúc đẩy việc tham gia của trẻ, lắng nghe và chấp nhận trẻ sẽ tạo nên những lợi ích trước mắt cũng như lâu dài trong tiến trình phát triển cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung.