THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 03:44

Nhiều sai lầm trong xử lý vết bỏng ở trẻ em

30/01/2023 | 11:37
Bác sĩ Huỳnh Thủy Tiên - khoa chấn thương chỉnh hình - bỏng (Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ) cho biết, thực tế tiếp nhận các ca bỏng trẻ em tại bệnh viện, các bác sĩ ghi nhận vẫn còn có những sai lầm trong xử lý vết bỏng theo kiểu dân gian khiến vết thương của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
bong

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên Thế giới, tai nạn bỏng chiếm vị trí hàng đầu trong những loại tai nạn xảy ra tại nhà của trẻ và là nguyên nhân gây tử vong, thương tích nghiêm trọng thứ hai ở trẻ. Việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng để vết thương không bị ăn sâu và tránh tình trạng bội nhiễm. Khi trẻ bị bỏng, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và nhanh chóng cách ly trẻ khỏi nguồn gây bỏng.

- Với trẻ bị bỏng do lửa, bỏng hơi, bỏng do nước sôi, nước có tạp chất như phở, mỳ, lẩu... thì ngay khi trẻ bị bỏng cần ngâm bộ phận bị bỏng (tay, chân) vào trong nước mát, sạch hoặc xả nhẹ vòi nước vào vùng bỏng (nhiệt độ nước khoảng 15 - 20 độ C là tốt nhất, thời gian khoảng 15 - 20 phút). Nếu trẻ bị bỏng vùng mặt thì dùng khăn ướt đắp vào mặt. Việc này có tác dụng làm giảm độ sâu của bỏng và làm giảm cảm giác đau đớn cho trẻ, sau đó nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

- Nếu quần áo dính vào vết bỏng thì tuyệt đối không được làm mọi cách để gỡ ra vì sẽ làm rách vùng da bị bỏng, gây khó khăn cho quá trình trị liệu về sau.

- Không được bôi hoá chất (dầu gió, nước vôi), kem đánh răng, nhựa chuối, nước mắm, mỡ trăn và đặc biệt là thuốc nam vào vùng bị bỏng vì sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng và tổn thương nghiêm trọng hơn.

- Nếu bị bỏng ở mắt do hóa chất bắn vào thì phải rửa mắt ngay bằng nước sạch loại bỏ hóa chất càng sớm càng tốt, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

- Đối với trẻ bị bỏng do điện, có trường hợp bị ngừng thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu trẻ tại chỗ, đặt trẻ nằm xuống nền đất cứng, hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực đúng cách, khi trẻ thở lại được thì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

- Sau bỏng sẽ có những trẻ bị sốc về tinh thần, khi đó bố mẹ phải động viên, an ủi, đừng để trẻ bị hoảng loạn.

Đồng thời, việc phòng tránh các trường hợp có thể gây bỏng ở trẻ em sẽ giúp hạn chế được những rủi ro đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cách phòng ngừa bỏng tốt nhất là không cho trẻ chơi ở khu vực có bếp nấu, các đồ dùng hay thức ăn nóng cần để xa tầm tay trẻ em. Trông giữ trẻ không cho tiếp xúc với các nguồn gây bỏng khác như điện, hóa chất, lửa…

Bỏng được chia thành 3 độ:

- Độ 1 là bỏng bề mặt da ở lớp thượng bì. Trường hợp này da chỉ bị đỏ, rát như bỏng nắng và sẽ khỏi sau 2 - 3 ngày.

- Bỏng độ 2 là trẻ sẽ bị tổn thương toàn bộ thượng bì, còn giữ lại một phần lớp tế bào đáy. Bóng nước tạo thành là do tách lớp giữa thượng bì và trung bì.

- Bỏng độ 3 là khi đó tổn thương đến lớp dưới da, không còn lớp tế bào đáy, mất cảm giác. Vùng đáy tổn thương trắng bệt.

- Bỏng nặng nhất là độ 4 là tổn thương sâu đến lớp mỡ, cơ, xương.

Vi Hương
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Trẻ em sợ điều gì nhất? Kết quả khảo sát từ 3.000 trẻ khiến nhiều phụ huynh bất ngờ

Trẻ em sợ điều gì nhất? Kết quả khảo sát từ 3.000 trẻ khiến nhiều phụ huynh bất ngờ

1 năm trước

Cha mẹ cần không ngừng học hỏi, cập nhật những phương pháp nuôi dạy con, chú ý đến lời nói và việc làm của mình.
Trước ngày “Vía Thần tài” giá vàng giảm mạnh

Trước ngày “Vía Thần tài” giá vàng giảm mạnh

1 năm trước

Sáng 30/1, ngay trước ngày "Vía Thần tài" (mùng 10 tháng Giêng), các doanh nghiệp trong nước đồng loạt giảm giá vàng.
UNICEF: Hàng triệu trẻ em Haiti cần hỗ trợ khẩn cấp

UNICEF: Hàng triệu trẻ em Haiti cần hỗ trợ khẩn cấp

1 năm trước

Ngày 29/1, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra ước tính khoảng 2,6 triệu trẻ em tại Haiti cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp trong năm 2023 do cuộc khủng hoảng chính trị - kinh tế - xã...