THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 04:58

Nhu cầu hướng nghiệp, dạy nghề của thanh thiếu niên tự kỷ

05/06/2022 | 07:22
Sau khi bước qua giai đoạn can thiệp và hòa nhập, trẻ tự kỷ rất cần có môi trường làm việc để tạo ra thu nhập tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Các học viên được học tin học ứng dụng vào làm thiệp tại SEED Center.

Các học viên được học tin học ứng dụng vào làm thiệp tại SEED Center.

Ở Việt Nam, chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ, nhưng theo thống kê sơ bộ của Bộ LÐ-TB&XH, nước ta có khoảng 200 nghìn người mắc chứng tự kỷ. Trong thực tế, số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng tăng.

Khao khát được học kỹ năng sống, kỹ năng làm việc tự lập

Là một học viên mắc chứng tự kỷ chức năng cao, Ðặng Mai Lam, sinh năm 2002, ở Hà Nội, bị rối loạn hành vi khá nặng. Qua hơn 2 năm học tập tại Trung tâm Nghiên cứu Bồi dưỡng Kỹ năng sống và Hướng nghiệp S.E.E.D (SEED Center) các triệu chứng của bệnh đã được cải thiện. Với vốn ngôn ngữ ít ỏi của mình, Lam nói: “Em được học chủ yếu về phụ kiện handmade như hoa cúc, hoa hồng ruy băng. Em được làm rau, nấu cơm, làm pizza. Em không thích nghỉ học. Lúc nào đi học cũng rất vui. Cứ mỗi lần em nhận tiền lương ở đây, em sẽ mang về cho bố mẹ. Bố mẹ nhận và cảm thấy vui đến nỗi em muốn đi làm mãi ở đây…”. Hiện Lam làm trợ giảng cho các cô giáo tại Trung tâm, được nhận lương 1 triệu một tháng. Dù khó khăn khi thể hiện bằng lời nói, nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ của các em luôn hiện hữu tình yêu thương gia đình, yêu thương thầy cô, mong muốn được làm việc để đền đáp công ơn cha mẹ, thầy cô. Còn với cha mẹ của các em mắc chứng tự kỷ, niềm vui vỡ òa khi thấy sự tiến bộ từng ngày của con, vơi bớt phần nào nỗi lo lắng cho đứa con khiếm khuyết khi cha mẹ về già.

Các em yêu thích được học nấu nướng, làm bánh để có thu nhập nuôi sống bản thân.

Các em yêu thích được học nấu nướng, làm bánh để có thu nhập nuôi sống bản thân.

Có những trẻ ngày đầu đến Trung tâm SEED không chỉ có cha mẹ mà còn có cô, dì, chú, bác cùng đến theo. Khi thấy các em khoác trên mình bộ trang phục đầu bếp - những người thân quay mặt đi chấm những giọt nước mắt. Ở nhà các em được yêu thương theo cách khác, không phải làm việc, không phải lao động, nhưng đến đây các em học những kỹ năng nhỏ nhất, như cầm dao kéo cắt thực phẩm, hơ lửa làm các công đoạn của nghề, hay đập trứng, tách vỏ… các em đều phải học và tiến bộ từng ngày. Có học viên sau 1 năm học nghề đã được ký hợp đồng lao động làm trợ giảng cho các thầy cô. Cũng có em được đào tạo nghề dán nhãn dữ liệu (AI), sau 1 tháng đào tạo các em được ký hợp đồng lao động và có thu nhập đầu đời trong niềm hạnh phúc ngập tràn của gia đình.

Mong nhiều doanh nghiệp sẽ đón nhận các em vào làm việc

Xuất phát từ kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ và hơn 17 năm làm nghiên cứu về trẻ rối loạn phổ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ, TS. Ðào Thu Thủy đã xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp với hoàn cảnh xã hội ở Việt Nam, chính là mô hình của SEED Center. Hiện tại, Trung tâm có gần 100 em đang theo học với 5 phòng nghề: Phụ kiện trang sức handmade, làm bánh, làm hoa nghệ thuật, làm bao bì, thiệp và photoshop; 2 phòng dạy kỹ năng sống bao gồm kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, vận động, tương tác nhóm và các môn học đặc thù bổ trợ cho học nghề như Toán chức năng và Tiếng Việt chức năng.

Không giống một số mô hình đào tạo hướng nghiệp cho người khuyết tật hiện nay đang có, mô hình của SEED tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên rối loạn phổ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ. Một số doanh nghiệp có lựa chọn tuyển dụng người tự kỷ và khuyết tật trí tuệ mức độ nhẹ làm việc, nhưng lại thiếu chương trình dạy kỹ năng sống cho các em.

TS. Ðào Thu Thủy nhận định, chỉ có giáo dục bằng tình thương mới giúp các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Với triết lý giáo dục: “Gieo hạt mầm yêu thương, đón tương lai rực rỡ”, chúng tôi không chỉ dạy nghề phù hợp với khả năng và nhu cầu của mỗi em mà còn dạy các em kỹ năng sống, kỹ năng làm việc tự lập, làm việc nhóm và ứng dụng Toán, Tiếng Việt vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống.

Các em được đào tạo theo công đoạn để làm ra các sản phẩm handmade, làm bánh, bao bì, thiệp, hoa nghệ thuật và photoshop. Tiền kinh doanh bán từ sản phẩm của các em làm ra được trích mua nguyên liệu nghề, trả công sản xuất cho chính các em.

Lãnh đạo Bộ KH-ĐT tham quan gian hàng phụ kiện trang sức handmade từ chính đôi bàn tay của các em tự kỷ và khuyết tật trí tuệ.

Lãnh đạo Bộ KH-ĐT tham quan gian hàng phụ kiện trang sức handmade từ chính đôi bàn tay của các em tự kỷ và khuyết tật trí tuệ.

Tuy nhiên, TS. Ðào Thu Thủy cũng cho biết, khó khăn của Trung tâm trong hướng nghiệp trẻ tự kỷ là chưa có doanh nghiệp nhận người tự kỷ và khuyết tật trí tuệ làm việc lâu dài; Nguồn nhân lực giáo viên chưa được đào tạo làm việc với nhóm người khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ; Bản thân các em chưa được định hướng nghề do vậy cần nhiều thời gian để học các kỹ năng… Ðầu ra cho sản phẩm còn vẫn manh mún, do đó cần nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với thành quả lao động của các thanh thiếu niên tự kỷ và khuyết tật trí tuệ.

Ðã được đi thăm quan học hỏi mô hình hướng nghiệp cho người tự kỷ tại Ðài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, TS. Ðào Thu Thủy nhận thấy, việc hướng nghiệp nghề của các nước cho đối tượng này rất được chính phủ quan tâm. Chị mong ước xây dựng làng tự kỷ từ rất lâu, nhưng một cá nhân sẽ không thể làm được. "Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm những ba mẹ, những nhà hảo tâm có tấm lòng yêu thương cùng chung tay với chúng tôi thực hiện ước mơ này. Chúng tôi cũng đang từng bước hoàn thiện mô hình và sẵn sàng chia sẻ nhân rộng với các tỉnh thành có những người tâm huyết quan tâm tới lĩnh vực này", TS. Ðào Thu Thủy nói.

Trẻ tự kỷ luôn mong muốn có môi trường làm việc chuyên nghiệp như những người bình thường và sẽ có nhiều doanh nghiệp đón nhận các em vào làm việc sau khi học xong nghề. Các phụ huynh hãy trao niềm tin, cơ hội và đồng hành cùng con, các em như mầm cây sẽ vươn lên mạnh mẽ khi có đủ lòng yêu thương.

 

Hồng Nga
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Hai học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam được kết nạp Đảng

Hai học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam được kết nạp Đảng

1 năm trước

Sáng 4/6, Chi bộ Văn - Lịch sử - Thư viện, Đảng bộ Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (trực thuộc Đảng bộ quận Cầu Giấy) đã tổ chức kết nạp Đảng cho hai đoàn viên là Nguyễn Hải...
Quảng Trị: Nam thiếu niên bị thương khi ném vật nổ

Quảng Trị: Nam thiếu niên bị thương khi ném vật nổ

1 năm trước

Một thiếu niên ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị trong lúc đi tìm mật ong cùng 2 người bạn đã nhặt được vật nghi bom mìn đã cầm lên ném ra xa gây vụ nổ khiến bản thân bị thương...
Hai người từ châu Phi về bị sốt rét ác tính

Hai người từ châu Phi về bị sốt rét ác tính

1 năm trước

Phát hiện 2 trường hợp từ châu Phi về bị sốt rét ác tính và đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.