THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 07:28

Những điểm sáng trong bức tranh bảo vệ trẻ em năm 2021

01/02/2022 | 06:59
Năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội ở Việt Nam gây ra nhiều mất mát, đau thương, đặc biệt là đối với người nghèo và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nhận thức rõ điều này, các cơ quan chuyên trách đã nỗ lực hành động nhằm bảo vệ trẻ em tốt nhất trong điều kiện mới.
Tre em hoc lam phim-2

Cục Trẻ em làm tốt vai trò chỉ đạo, điều hành trong công tác trẻ em

Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, được coi là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu, nên trong đại dịch công tác này càng được quan tâm nhiều hơn.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, thời gian qua, Cục Trẻ em đã làm tốt vai trò của mình trong công tác chỉ đạo, điều hành và tham mưu cho Bộ LÐ-TB&XH, Chính phủ trong công tác trẻ em.

Trong năm 2021, tình hình trẻ em bị xâm hại, bị bạo hành có chiều hướng gia tăng. Ðiều này xảy ra bởi vì để phòng chống dịch Covid-19, mọi người thực hiện giãn cách, các gia đình sống khép kín hơn; Ở nhiều địa phương, trẻ em phải học trực tuyến nên mặt trái của môi trường mạng đã ảnh hưởng tới các em; Việc giãn cách xã hội, trẻ không được chạy nhảy, vận động ngoài trời cũng tác động xấu đến tâm trạng, thể trạng của trẻ em. Ngoài ra, năm 2021 vấn đề trẻ em bị tai nạn thương tích, nhất là đuối nước, tai nạn giao thông, rơi ngã từ nhà cao tầng… cũng có chiều hướng gia tăng. Trước thực tế đó, Cục Trẻ em đã chủ động tham mưu lãnh đạo Bộ trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản luật pháp, chính sách, chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

Cục Trẻ em luôn bám sát thực tiễn cuộc sống, nắm bắt các vụ việc trẻ em bị bạo hành, xâm hại để đưa ra những đánh giá cụ thể và yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết rốt ráo. Ðặc biệt, với 2 vụ việc liên quan đến trẻ em được xã hội rất quan tâm gần đây là vụ bé gái 8 tuổi (ở TP.HCM) bị người tình của bố bạo hành đến chết và vụ việc phức tạp xảy ra ở tịnh thất Bồng Lai, Cục Trẻ em cũng đã lên tiếng và có những chỉ đạo kịp thời.

Mạng lưới bảo vệ trẻ em đang được nỗ lực thiết lập lại

Những người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đều hiểu, cần phải củng cố mạng lưới bảo vệ trẻ em từ thôn bản, làng xã tới trung ương. Quan điểm này đã được nêu lên và nhắc lại nhiều lần ở các hội nghị, hội thảo liên quan đến trẻ em. Lãnh đạo cao cấp của Ðảng và Nhà nước cũng đã quan tâm và thấu hiểu điều này.

Chiều 12/1/2022, dự và phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2022 do Bộ LÐ-TB&XH tổ chức, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Ðức Ðam đặc biệt nhấn mạnh đến công tác bảo vệ trẻ em. Phó Thủ tướng thẳng thắn chỉ ra, dù đã có luật, đã có các chương trình giám sát, có mạng lưới bảo vệ trẻ em, tuy nhiên năm nào cũng xảy ra những vụ việc đau lòng. Trước nhiều vụ việc đau lòng liên quan đến trẻ em xảy ra thời gian vừa qua, Phó Thủ tướng nói rõ: “Năm vừa qua có sự cố rất nhức nhối là cháu bé bị bạo hành đến chết. Không phải chỉ vì một trường hợp đấy mà chúng ta mới nhắc nhau mà vẫn nhắc từ trước. Với hệ thống bảo vệ trẻ em, nhất thiết phải hình thành mạng lưới bảo vệ trẻ em từ cấp xã”.

Như vậy có thể thấy, vai trò của mạng lưới bảo vệ trẻ em ở cơ sở là rất quan trọng, có những đóng góp giá trị vào công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

411A8314

Hỗ trợ kịp thời đối tượng trẻ em ảnh hưởng bởi Covid-19

Trước tác động của đại dịch Covid-19, Bộ LÐ-TB&XH đã kịp thời tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 36 về các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; phối hợp, chỉ đạo, triển khai việc hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Cùng với các chính sách của Nhà nước, Bộ trưởng Bộ LÐ-TB&XH đã ban hành 03 Quyết định hỗ trợ cho 3.417 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do Covid-19 và trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19.

Các giải pháp hỗ trợ trẻ mồ côi đã và đang được thực hiện khẩn trương từ trung ương tới cơ sở. Tính đến ngày 25/11/2021, đã có 622.150 người lớn và trẻ em là F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn với tổng kinh phí 383 tỷ đồng; 28.455 trẻ em là đối tượng F0, F1 được hỗ trợ bổ sung với mức 01 triệu đồng/trẻ em. Ngoài ra, 11.680 người lao động mang thai và 205.695 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động cũng đã nhận được hỗ trợ bổ sung với mức 01 triệu đồng/người. Từ nguồn vận động xã hội của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã hỗ trợ kịp thời trẻ em mồ côi, trẻ em bị ảnh hưởng bởi Covid-19: Tính đến ngày 25/11/2021, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với 39 tỉnh, thành phố hỗ trợ 388 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19, mức 01 triệu đồng/trẻ em, tổng kinh phi hỗ trợ 388 triệu đồng; Hỗ trợ trẻ em mồ côi cha, mẹ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha hoặc mẹ do đại dịch Covid-19 với mức 5 triệu đồng/trẻ em. Tính đến ngày 25/11/2021, đã hỗ trợ 2.412 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do Covid-19, mức 05 triệu đồng/trẻ em, tổng kinh phí hỗ trợ 12,06 tỷ đồng tại 39 tỉnh, thành phố. Hỗ trợ thêm cho trẻ em mồ côi cả cha và mẹ do Covid-19 là 20 triệu đồng/trẻ em…

Bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo quyền trẻ em, để trẻ em có thể được đến trường học tập và tham gia các hoạt động xã hội, các cơ quan chức năng từ Chính phủ, các bộ đến các địa phương đang tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em. Ðến 30/12/2021, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi được hơn 11,779 triệu liều, trong đó có hơn 7,451 triệu liều mũi 1 và hơn 4,327 triệu liều mũi 2. Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine ở lứa tuổi này đạt 81,9%; tỉ lệ bao phủ đủ 2 liều đạt 47,5%. Với các lứa tuổi nhỏ hơn, các cơ quan chức năng đang nỗ lực để triển khai tiêm sớm nhất có thể.

Có thể nói, trong bức tranh toàn cảnh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, chúng ta vẫn nhận thấy những điểm sáng đáng chú ý. Những điểm sáng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm qua cần được phát huy triệt để trong thời gian tới.

Năm 2021, Bộ LĐ-TB&XH đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/QĐ-TTg về Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030, Quyết định số 830/QĐ-TTg về Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác, lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025. Tham mưu ban hành và thực hiện các đề án, chương trình về phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực xâm hại trẻ em, phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

 

Thi An
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ học từ 24/1 đến hết thời gian nghỉ Tết Nhâm Dần

Phú Thọ cho học sinh nghỉ học từ 24/1 đến hết thời gian nghỉ Tết Nhâm Dần

2 năm trước

Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 24/1 đến hết thời gian nghỉ Tết Nhâm Dần.
Trường Mầm non Hoa Mai với hoạt động trải nghiệm “Bánh chưng ngày Tết”

Trường Mầm non Hoa Mai với hoạt động trải nghiệm “Bánh chưng ngày Tết”

2 năm trước

Thực hiện nhiệm vụ kép “Vừa phòng chống dich bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ đến trường - vừa đảm bảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học”. Trường Mầm non Hoa Mai (TP. Tuyên...
Nới điều kiện tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước

Nới điều kiện tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước

2 năm trước

Học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước năm xin học được gia hạn thêm 3 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học.