THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 08:11

Những nguy hại của trầm cảm sau sinh đến mẹ và bé

19/02/2022 | 06:03
Trong những ngày Tết cổ truyền, bên cạnh các thông tin tích cực, tươi vui, dư luận cũng vô cùng bàng hoàng, xót thương khi đọc những bài viết về những bà mẹ do trầm cảm sau sinh đã sát hại bản thân và chính những đứa con của mình.
Người mẹ luôn cần được chăm sóc, yêu thương, chia sẻ. Ảnh minh họa

Người mẹ luôn cần được chăm sóc, yêu thương, chia sẻ. Ảnh minh họa

Mẹ trầm cảm hại chết con

Trong ngày 5/2 (tức mùng 5 Tết), tại TP.HCM và Hà Tĩnh đã xảy ra hai vụ án mạng thương tâm liên quan đến trầm cảm sau sinh.

Tại TP.HCM, tối 5/2, người nhà phát hiện chị C. (34 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng) và con gái khoảng 7 tháng tuổi tử vong trong nhà trọ ở quận Bình Tân, trong đó chị C. tử vong trong tư thế treo cổ, còn con gái tử vong trong máy giặt.

Ðược biết chị C. là công nhân tại một công ty ở quận Bình Tân, còn chồng chị chạy xe ba gác. Theo thông tin ban đầu, trước khi xảy ra vụ việc, chị C. có dấu hiệu bị trầm cảm.

Cùng ngày, tại Hà Tĩnh, chị Lê Thị H. (39 tuổi) nghi chém chết con trai 2 tháng tuổi và tự tử nhưng không thành. Theo kết quả điều tra ban đầu, chị H. bị trầm cảm sau sinh.

Ðó là hai vụ mới nhất liên quan đến trầm cảm sau sinh xảy ra đúng dịp Tết đoàn viên khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, xót thương. Trước đó, cũng đã từng xảy ra nhiều vụ tương tự, người mẹ do mắc chứng trầm cảm sau sinh đã vô tình hoặc cố ý tước bỏ sự sống của đứa con mình mang nặng đẻ đau.

Thời gian và mức độ bệnh trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể được rút ngắn và cải thiện nếu gia đình nội ngoại hai bên thực sự tâm lý và quan tâm thường xuyên tới sức khỏe tinh thần và vật chất của người mẹ cũng như em bé mới sinh.

Trầm cảm sau sinh và những điều ít biết

Trầm cảm sau sinh không phải là căn bệnh hiếm, theo thống kê, có tới 10-20% phụ nữ trên toàn thế giới bị trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh. Ở Việt Nam, theo các bác sĩ, tỷ lệ phụ nữ sau sinh mắc chứng trầm cảm được cho là còn cao hơn tỷ lệ trung bình của thế giới.

Trầm cảm sau khi sinh con là tình trạng người mẹ bị rối loạn cảm xúc, hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán... Bệnh lý này có thể ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng, tự khỏi hoặc không thể khỏi nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Trầm cảm sau sinh có thể khiến mẹ bị thay đổi khẩu vị, sụt cân, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ - mất ngủ hoặc ngủ li bì, giảm ham muốn tình dục, lo âu thái quá, không muốn gặp gỡ ai, suy nghĩ tiêu cực và hay cảm thấy mình có lỗi, có ý nghĩ tự tử, bức tử con…

Theo các chuyên gia tâm lý, sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ thường có những thay đổi đột ngột về nội tiết nên dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chán nản. Ngoài ra, thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp và chuyển hóa lúc này cũng biến đổi nên dẫn đến những bất ổn về cảm xúc. Các dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh thường không được chú ý, chỉ đến khi xảy ra các vụ việc đau lòng, người ta mới nghĩ lại về các dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh này.

Bệnh lý trầm cảm sau sinh càng trở nên trầm trọng nếu sau sinh người mẹ gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé mà gia đình lại có mâu thuẫn không thể gỡ bỏ hoặc gặp khó khăn về tài chính... Ðặc biệt, nếu trong gia đình có người từng bị trầm cảm thì người phụ nữ sau sinh càng có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm.

Người chồng nên hỗ trợ người vợ chăm sóc bé mới sinh, không nên để vợ cảm thấy mệt mỏi và bị kiệt sức. Ảnh: Stocksy

Người chồng nên hỗ trợ người vợ chăm sóc bé mới sinh, không nên để vợ cảm thấy mệt mỏi và bị kiệt sức. Ảnh: Stocksy

Làm thế nào để hạn chế trầm cảm sau sinh?

Trầm cảm sau sinh nếu ở giai đoạn đầu thì sự giúp đỡ của gia đình là phương thuốc hữu hiệu nhất để người mẹ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự hỗ trợ của gia đình chưa đủ, nên đưa người phụ nữ sau sinh đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được điều trị kịp thời.

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh, gia đình cần cung cấp và duy trì chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người mẹ, đặc biệt tăng cường bổ sung các loại vitamin.

Chồng và người thân nên chia sẻ, hỗ trợ người mẹ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, không nên quy trách nhiệm chăm con là của mẹ. Cần thường xuyên hỏi han và lắng nghe các bà mẹ tâm sự, giúp họ cảm thấy thoải mái, không bị áp lực.

Mặt khác, để có được kết quả điều trị tốt nhất thì bản thân người bị trầm cảm sau sinh cần kiên nhẫn, tin tưởng vào phương pháp điều trị của bác sĩ. Hãy thư giãn và quên đi những đau đớn sau sinh, những lo lắng về cơm áo gạo tiền, không nên một mình chịu đựng các áp lực khi chăm con, không cần cố làm hết các việc nhà… Thay vào đó, hãy đề nghị chồng và người thân giúp đỡ khi bản thân cảm thấy mệt mỏi, cố gắng giữ tinh thần thoải mái và làm những điều mình thích, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, dành thời gian tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày 15-30 phút... Bạn không nên ngại ngùng khi phải đến gặp bác sĩ để điều trị trầm cảm sau sinh, vì đây là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ bà mẹ nào.

Bình Yên
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Nghẹn lòng với cậu bé 9 tuổi tố “cha dượng xấu xa, không cho ăn”

Nghẹn lòng với cậu bé 9 tuổi tố “cha dượng xấu xa, không cho ăn”

2 năm trước

Cậu bé 9 tuổi tâm sự: “Dượng thương mẹ, không thương con” trong chương trình "Điều con muốn nói" khiến bà ngoại và Ốc Thanh Vân nhói lòng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việc mở cửa lại trường học là yêu cầu bức thiết

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việc mở cửa lại trường học là yêu cầu bức thiết

2 năm trước

Ngày 17/2, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố nhằm đánh giá tình hình mở cửa trường học của các địa phương. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam...
Bắc Kạn: Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng trường học

Bắc Kạn: Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng trường học

2 năm trước

Mới đây, UBND xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn vừa phát đi thông báo về việc tìm cha mẹ đẻ của một em bé sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn tỉnh.
Cảnh báo hội chứng MIS-C hậu COVID-19 ở trẻ em

Cảnh báo hội chứng MIS-C hậu COVID-19 ở trẻ em

2 năm trước

Di chứng hậu COVID -19 ở trẻ em rất nguy hiểm, đặc biệt là hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Nếu trẻ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

Khả năng miễn dịch của trẻ em đối với Covid-19 có thể kéo dài 9 tháng

2 năm trước

Ông Yevgeny Timakov - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và vaccine hàng đầu của Nga, cho biết, khả năng miễn dịch của trẻ em đối với bệnh Covid-19 có thể kéo dài đến 9 tháng.