THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 06:47

Những sự thật về tình trạng thừa cân ở trẻ em Việt Nam

02/11/2021 | 06:08
Thừa cân, béo phì đang gia tăng ở các tất cả các lứa tuổi, ở cả thành thị và nông thôn, kéo theo sự gia tăng các bệnh tật liên quan đến chế độ ăn đến mức báo động. Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý phòng chống thừa cân, béo phì cho trẻ theo từng giai đoạn để trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Cứ 5 trẻ em Việt Nam thì có 1 trẻ thừa cân và béo phì

Ngày nay, cứ 5 trẻ em Việt Nam thì có 1 trẻ thừa cân và béo phì, trong khi vào năm 2010, tỉ lệ này là 1/10 trẻ. Trẻ em thừa cân dễ bị tự ti, trầm cảm và lo âu. Các em thừa cân có nguy cơ cao mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch hoặc huyết áp cao.

Nguyên nhân dẫn tới tăng cân là do thường xuyên ăn thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ và ít vận động. Trung bình trẻ em Việt Nam ăn thức ăn nhanh ít nhất một lần một tuần. Bên cạnh đó, những quảng cáo về đồ ăn không lành mạnh đang thúc đẩy trẻ em Việt Nam ăn uống không đúng cách.

Thông kê cho thấy, doanh số bán những mặt hàng không tốt cho sức khỏe ở Việt Nam như nước ngọt, đồ ăn vặt nhiều đường và nhiều muối đang có xu hướng tăng lên. Đáng lưu ý, một phần ba trẻ em Việt Nam uống thức uống nhiều đường mỗi ngày. Ba phần tư trẻ em Việt Nam không tập thể dục đầy đủ.

Phòng chống thừa cân, béo phì cho trẻ theo từng giai đoạn để trẻ phát triển toàn diện. Ảnh Trương Việt Hùng/UNICEF Việt Nam.

Phòng chống thừa cân, béo phì cho trẻ theo từng giai đoạn để trẻ phát triển toàn diện. Ảnh Trương Việt Hùng/UNICEF Việt Nam.

Để duy trì cân nặng hợp lý thì chỉ tập thể dục thôi sẽ không đủ. Điều thiết yếu là cha mẹ cần thiết lập và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ như:

Ăn thức ăn tươi, giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, thay vì đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn, đóng gói.

Ăn ít nhất 5 phần rau củ và trái cây mỗi ngày để giúp tóc và da sáng đẹp tự nhiên.

Từ bỏ đồ ăn vặt và đồ uống không tốt, thay vào đó là những món ăn nhẹ ngon và tốt cho sức khỏe như các loại hạt.

Ngoài ra, uống nhiều nước hàng ngày để bù nước và nuôi dưỡng làn da. Tất nhiên, phải uống nước lọc thay vì nước uống có đường để giảm cân lành mạnh.

Hạn chế thịt đỏ và thay bằng protein thực vật như đậu phụ và các loại đậu.

Đặc biệt, hãy biến bữa sáng thành bữa ăn tốt nhất trong ngày với những món ăn tốt cho sức khỏe. Đừng quên tập thể dục ít nhất 1 giờ mỗi ngày để khỏe mạnh hơn.

Hiện nay, trong điều kiện đã hết giãn cách xã hội, các cha mẹ hãy tiếp tục nấu nướng từ nguyên liệu tươi tại nhà, thay vì đặt đồ ăn giao đến hoặc mua thực phẩm chế biến sẵn. Nghiên cứu đã chứng minh những bữa cơm gia đình vừa giảm tỉ lệ thừa cân béo phì ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành, vừa nuôi dưỡng sự hứng khởi và gắn kết cho cả gia đình.

Có đến 53% phụ huynh được khảo sát không biết con mình bị thừa cân hoặc đánh giá thấp sự nghiêm trọng của vấn đề này.

Ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ em và thanh thiếu niên

Hồi tháng 6/2021, UNICEF tại Việt Nam đã hợp tác với Trường Đại học Y tế Công cộng để thực hiện phân tích toàn cảnh về phòng chống thừa cân và béo phì ở trẻ em. Theo báo cáo này, Việt Nam đã ban hành một số chính sách, quyết định và chỉ thị liên quan đến dinh dưỡng, tuy nhiên các chính sách cụ thể để điều chỉnh môi trường tăng nguy cơ béo phì và các chính sách để khuyến khích hoạt động thể chất còn hạn chế.

Dựa vào kết quả của phân tích toàn cảnh, UNICEF khuyến nghị các hành động ưu tiên, trong đó nêu bật tính chất đa chiều của môi trường và sự cần thiết trong việc phối hợp của các hệ thống để ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm: nâng cao nhận thức của cộng đồng về thừa cân và béo phì, hậu quả và các yếu tố nguy cơ của nó, ví dụ như chế độ ăn uống không lành mạnh, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo và nước ngọt có ga.

Tăng cường giáo dục và truyền thông về dinh dưỡng để cải thiện hành vi ăn uống của người tiêu dùng, người chăm sóc và trẻ em, đồng thời tạo ra nhu cầu về chế độ ăn uống lành mạnh và các lựa chọn thực phẩm.

Tăng cường giám sát, thu thập số liệu và báo cáo tình hình thừa cân, béo phì thông qua giám sát dinh dưỡng hàng năm, điều tra định kỳ và nghiên cứu khoa học.

Tăng cường hợp tác giữa các bộ ban ngành và quan hệ đối tác với các tổ chức tư nhân trong việc kiểm soát thừa cân và béo phì.

Cần thiết xây dựng chương trình dinh dưỡng học đường toàn diện:

- Các tiêu chuẩn và giám sát hoạt động thể chất trong trường học và yêu cầu về cơ sở hạ tầng cần được cải thiện trong trường học.

- Tiêu chuẩn về thực phẩm sẵn có trong/xung quanh nhà trẻ và trường học.

- Hạn chế quảng cáo thực phẩm không lành mạnh trong/xung quanh trường học

- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em trong trường học thông qua việc hướng dẫn kỹ năng lựa chọn thực phẩm lành mạnh và thực phẩm vào chương trình giảng dạy.

Châu Anh Hưng
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Không có trẻ em hư, chỉ có hành vi chưa tốt!

Không có trẻ em hư, chỉ có hành vi chưa tốt!

2 năm trước

Mọi trẻ em đều có những lúc hành xử chưa đúng đắn. Đôi khi, hành vi của trẻ vượt quá khả năng chịu đựng của cha mẹ. Nhưng quát tháo chỉ gây ra cho trẻ và cả cha mẹ thêm áp lực, bực...
Người gieo giấc mơ cho trẻ em nghèo vùng cao

Người gieo giấc mơ cho trẻ em nghèo vùng cao

2 năm trước

7 năm vượt qua bao gian khó, anh Quý đã xây được hơn 150 ngôi trường mới kiên cố, vững chắc, nâng bước chân tới trường cho bao em nhỏ. Anh Quý tin rằng, xây trường học thiện nguyện là...