THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 12:35

Nói với con về việc tái hôn

02/10/2022 | 15:58
Thật chẳng dễ dàng để những ông bố/ bà mẹ đơn thân tìm được một người bạn đời mới phù hợp. Song, nói với con về việc tái hôn là một điều vô cùng khó khăn. Với một số trẻ quá nhạy cảm, sự xuất hiện của một thành viên mới có thể khiến cho trẻ cảm thấy vị trí của mình trong lòng cha/ mẹ bị lung lay, điều này khiến trẻ lo lắng và cảm thấy bất an. Cha/ mẹ hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt để giúp con đón nhận thành viên mới trong gia đình.
Cố gắng kết nối con với người bạn đời mới để cùng nhau xây dựng một gia đình bền vững. Ảnh minh họa: Freepik

Cố gắng kết nối con với người bạn đời mới để cùng nhau xây dựng một gia đình bền vững. Ảnh minh họa: Freepik

Chuẩn bị tâm lý cho con trước khi bạn quyết định tái hôn

Ðể trẻ chấp nhận việc bạn sẽ “đi bước nữa”, hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt cho con để trẻ không cảm thấy bị hụt hẫng hay bị bỏ rơi. Hãy tham khảo một vài lời khuyên sau đây:

Hỏi cảm giác của trẻ nếu cha/ mẹ tái hôn

Nhiều đứa trẻ vẫn nuôi hy vọng cha mẹ có thể hàn gắn, vậy nên khi bạn quyết định tái hôn với người khác, trẻ có thể bị sốc hoặc vô cùng chán nản. Hãy thẳng thắn hỏi cảm giác của con nếu bạn “đi bước nữa”. Nếu chúng cảm thấy buồn về sự chia ly mãi mãi giữa bạn và người chồng/ vợ cũ hoặc người bạn đời quá cố của bạn, bạn nên an ủi và động viên con.

Cho con làm quen dần với cha/ mẹ kế

Hiếm có đứa trẻ nào thích cha/ mẹ kế ngay từ đầu. Vậy nên, bạn cần cho trẻ thời gian để thích nghi và làm quen với người mới. Hãy để mối quan hệ con riêng và cha/ mẹ kế phát triển một cách tự nhiên và lành mạnh. Không thúc ép trẻ phải gọi người bạn sẽ lấy làm chồng/ vợ mới là cha/ dượng hay mẹ/ dì. Nếu trẻ quen gọi là cô/ chú/ bác thì cứ để trẻ gọi như thế cho thoải mái. Cách xưng hô nếu đến lúc cần thay đổi, trẻ sẽ tự điều chỉnh.

Con không cần phải yêu thương cha/ mẹ mới ngay, nhưng con cần phải bày tỏ sự tôn trọng của mình.

Thảo luận về việc nuôi dạy con với người bạn sẽ tái hôn

Trong giai đoạn đầu, khi quan hệ giữa con bạn và người mới chưa thân thiết thì người mới cần cẩn trọng trong các hành vi ứng xử, nhất là trong việc giáo dục trẻ. Ngay lập tức áp dụng các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc có thể khiến cho mối quan hệ giữa người mới và con riêng của bạn xấu đi. Nếu trẻ mắc lỗi, đừng để người mới đứng ra giải quyết. Trẻ sẽ không thích bị cha dượng/ mẹ kế chỉ trích. Chỉ khi mối quan hệ giữa con bạn và người mới đã thực sự hòa nhập và tốt đẹp, khi đó, người mới có thể cùng bạn giáo dục và dạy dỗ con.

Trung thực với con

Nhiều ông bố, bà mẹ cứ quanh co hoặc nói không rõ ràng về việc họ sẽ tái hôn, điều này hoàn toàn không có lợi. Ðể mọi người thực sự hiểu nhau và sớm hòa hợp, bạn nên nói rõ với con về quyết định tái hôn và những thay đổi hoặc khó khăn trong cuộc sống mới con sẽ gặp phải để trẻ chuẩn bị trước về tinh thần.

Thanh thiếu niên sẽ khó chấp nhận cha/ mẹ tái hôn hơn trẻ nhỏ. Chúng thích độc lập, không thích cuộc sống bị xáo trộn và có thể không hứng thú khi phải sống trong một gia đình hỗn hợp. Trẻ vị thành niên sẽ tỏ thái độ không quan tâm hoặc xa cách. Trẻ tuổi thiếu niên có thể bộc lộ sự thay đổi trong hành vi như phá phách hoặc nổi nóng như là cách để chúng giải tỏa sự căng thẳng, lo lắng của bản thân.

Trẻ nhỏ tuổi sẽ dễ dàng kết nối và hòa hợp với người vợ/ chồng mới của bạn hơn. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào tính cách của từng đứa trẻ và hoàn cảnh gia đình bạn.

Sống trong một gia đình hỗn hợp chưa bao giờ là đơn giản, hãy thường xuyên lắng nghe và động viên con. Ảnh minh họa: Vecteezy

Sống trong một gia đình hỗn hợp chưa bao giờ là đơn giản, hãy thường xuyên lắng nghe và động viên con. Ảnh minh họa: Vecteezy

Làm sao để con hòa nhập gia đình mới?

Một gia đình hỗn hợp luôn là vấn đề phức tạp, cần tất cả các thành viên trong gia đình nỗ lực để hòa hợp và thích nghi.

Không nên thiết lập quy tắc mới ngay lập tức

Bạn nên duy trì các quy định cũ trong gia đình và yêu cầu người bạn đời của mình theo sát. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh dần các quy tắc sinh hoạt sao cho hợp lý với tất cả các thành viên trong gia đình. Việc điều chỉnh này nên tiến hành một cách từ từ để trẻ không cảm thấy đường đột.

Ðừng quên chăm sóc con

Niềm hạnh phúc có thể khiến cho bạn lơ là sự quan tâm đến con, điều này rất không nên. Nếu bạn muốn con hòa hợp với người bạn đời mới của mình thì đừng nên có những hành động hay biểu hiện tình cảm thái quá, vì điều này có thể khiến cho trẻ cảm thấy bị tổn thương, bỏ rơi; vô tình khiến cho trẻ nảy sinh sự ghen tỵ, đố kị. Bạn cần quan tâm, chăm sóc con nhiều hơn và cố gắng kết nối con với người bạn đời mới để cùng nhau xây dựng một gia đình bền vững.

Không so sánh chồng/ vợ mới với chồng/ vợ cũ

Có thể bạn ghét người chồng/ vợ cũ, nhưng nói xấu người cũ không làm bạn tốt hơn và cũng không khiến con yêu quý bạn hơn. Vậy nên, tốt nhất đừng nói xấu chồng/ vợ cũ; với bạn giờ họ đã thành người dưng, nhưng trong mắt trẻ, họ vẫn là bố/ mẹ. Ðừng mang chồng/ vợ cũ ra so sánh với chồng/ vợ mới trước mặt con. Ðừng để người cũ “sống tàng hình” trong gia đình mới của bạn. Hãy tập trung vào hiện tại và bồi đắp, phát triển các mối quan hệ mới sao cho hài hòa, tốt đẹp.

Tránh tranh cãi trước mặt con

Dù là mới kết hôn nhưng vợ chồng khó tránh khỏi những tranh cãi hay xung đột, bạn không nhất thiết phải im lặng hay nhẫn nhịn, nhưng đừng làm điều đó trước mặt trẻ. Việc cha mẹ tranh cãi nhau có thể khiến cho trẻ lo lắng và cảm thấy bất an.

Thường xuyên lắng nghe con

Việc có thêm một thành viên mới (thậm chí là vài thành viên mới) có thể khiến cho bạn vô cùng bận rộn, nhưng hãy cố gắng dành thời gian mỗi ngày hỏi han con, nhất là những chuyện con cảm thấy khó khăn khi sống trong một gia đình hỗn hợp.

Hãy nói cho trẻ biết rằng, nếu con cảm thấy bị mắc kẹt giữa hai bên gia đình của cha và mẹ, hãy nói cho cha/ mẹ biết. Cha/ mẹ sẽ cố gắng để con không phải khó xử. Con có thể trò chuyện với người khác về sự khó khăn mà con đang phải trải qua, chẳng hạn như giáo viên của của con hay ông/ bà...

Nếu con cảm thấy nhớ về không khí gia đình xưa, điều này không có gì là sai trái, đó là cảm xúc hoàn toàn tự nhiên của con. Nhưng chúng ta có thể xây dựng một gia đình mới tốt đẹp nếu mọi thành viên cùng cố gắng hiểu nhau và gắn bó.

Nếu con cảm thấy lo lắng về vị trí của mình có bị lung lay khi cha/ mẹ có chồng/ vợ mới hay sinh thêm em bé thì con hãy yên tâm, dù cuộc sống có thay đổi thế nào, tình yêu cha/ mẹ dành cho con sẽ không bao giờ đổi thay.

Bình Yên
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
'Bếp trưởng tới!' – bộ phim khai thác đề tài ẩm thực và nghề bếp

"Bếp trưởng tới!" – bộ phim khai thác đề tài ẩm thực và nghề bếp

1 năm trước

Đã lâu rồi màn ảnh nhỏ Việt Nam mới lại có một bộ phim khai thác đề tài ẩm thực và nghề bếp. Những vui buồn và cả các tình huống hài hước, dở khóc dở cười nơi căn bếp nhà hàng...
Nhiều sáng tạo trong giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học sinh

Nhiều sáng tạo trong giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học sinh

1 năm trước

Trong năm 2022, công tác giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học sinh các cấp đã và đang được triển khai dưới nhiều hình thức tại các tỉnh, thành trên cả nước mang lại hiệu quả tích...
Những lớp học xanh từ vật liệu tái chế

Những lớp học xanh từ vật liệu tái chế

1 năm trước

Sử dụng vật liệu tái chế để xây dựng trường học và các công trình phụ trợ đang là xu hướng tại nhiều địa phương trên cả nước. Không chỉ giúp bảo vệ môi trường khỏi sự ô...
Cách xếp lương viên chức ngành thông tin và truyền thông

Cách xếp lương viên chức ngành thông tin và truyền thông

1 năm trước

Từ ngày 10/10/2022, Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức có hiệu lực sẽ áp dụng cách xếp lương của viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch...