THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 09:16

Phải sống khác đi!

31/03/2020 | 09:53
 
Sống khác nghĩa là thế nào?
 
Sống khác: Nói một cách cụ thể là thay đổi những thói quen vốn đã “làm tổ” trong mỗi con người để phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch Covid-19. Điều cơ bản nhất đối với tất cả mọi người là cách ly ở nhà và cách ly xã hội. 
 
Cách ly ở nhà thì đơn giản rồi: Đây là tự cách ly, chỉ cần không tiếp xúc với nhiều người, không ra khỏi nhà nếu thấy không có nhu cầu thiết yếu như mua đồ ăn, đồ uống. Thậm chí những thứ này hoàn toàn có thể đặt mua nhiều thứ qua mạng và người ta sẽ mang đến. Tự cách ly cần nhất tính tự giác của mỗi người.
 
Còn cách ly xã hội thì hơi rắc rối. Trước hết, “cách ly xã hội” là một khái niệm ngoại nhập, tiếng Anh là “Social Distancing”. Thật ra, nếu dịch sát nghĩa thì cụm từ tiếng Anh này có nghĩa là “khoảng cách xã hội”; nó không thể hiện chính xác yêu cầu cách ly xã hội để tránh lây nhiễm khi giao tiếp. Vậy ở đây cần phải hiểu “social distancing” là khoảng cách cần thiết trong giao tiếp xã hội để tránh lây bệnh. Có hai yêu cầu trong cách ly xã hội: 1. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa con người với nhau; 2. Nếu buộc phải tiếp xúc thì phải tuân thủ khoảng cách nhất định.
 
Để phòng chống Covid-19, khoảng cách đó là 2 mét. Vậy khi ra phố, tới cơ quan, vào siêu thị, ra chợ..., bạn cần tạo khoảng cách 2 mét với những người xung quanh. Làm được việc này chính là thực hiện cách ly xã hội đấy.


Các shipper vẫn luôn sẵn sàng chuyển hàng khi bạn gọi đồ online để tránh ra đường mùa dich bệnh. Ảnh minh họa.
 
Làm thế nào để sống khác?
 
Khi bàn tới chuyện phải sống khác, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM kêu gọi: “Trong hai tuần tới phải hạn chế tối đa ra ngoài khi không cần thiết. Mỗi gia đình hãy cố gắng nấu ăn tại nhà, nếu tóc chưa dài lắm thì khoan đi cắt, giày chưa hư thì khoan đi mua, quần áo cũng tương tự...”. Trong lời kêu gọi này, ông Nhân đã kể ra cần thực hiện một số hoạt động cụ thể để sống khác.
 
Tôi cho rằng, thay đổi thói quen, nhất là các thói quen trong sinh hoạt là một trong những yêu cầu rất khó đối con người. Nhưng trong thời phòng chống dịch Covid-19, phải xem thay đổi thói quen là mệnh lệnh - mà mệnh lệnh thì phải thực hiện nếu không muốn gặp những rắc rối lớn.
 
Để sống khác, hay là thay đổi một số thói quen cố hữu, mỗi người tự nhìn nhận lại bản thân mình, phát huy những khả năng còn tiềm ẩn. Các ông chồng có thể bỏ (hạn chế thôi!) thói quen tập trung nhậu nhẹt ở quán xá, các bà vợ phát huy năng lực nội trợ đã ngủ quên lâu ngày như làm bánh, muối dưa, ủ giá... để ít phải ra phố hơn. Việc làm đẹp (làm đầu, làm móng...) cũng tạm gác lại vì “sức khỏe trước hết, sắc đẹp tính sau!”.
 
Sau khi cố gắng thay đổi một số thói quen để phù hợp với yêu cầu phòng chống đại dịch Covid-19, có khi nhiều người hình thành những thói quen mới bổ ích. Đó là cái hay của việc sống khác đi.
 

 

Nghè Nghệ/GĐTE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...