THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 02:31

“Phiên tòa giả định” - mô hình tuyên truyền pháp luật mang tính giáo dục cao cho thanh thiếu niên

08/12/2021 | 05:52
Phiên tòa giả định là một mô hình tuyên truyền pháp luật, xoay quanh chủ đề phòng, chống mua bán người, bạo lực học đường, bạo hành trẻ em, phòng, chống mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép ma túy... trong thanh thiếu niên. Đây là hình thức tuyên truyền mới có tính trực quan. Tại phiên tòa giả định, các em được tiếp cận giống như một mô hình phiên tòa thật thu nhỏ mang tính giáo dục cao và hiệu quả tích cực, với mục đích nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên trong việc tuân thủ pháp luật.

“Sân khấu hóa” cách thức tuyên truyền pháp luật sáng tạo dễ nhớ và dễ thấm

Với mong muốn đưa những kiến thức pháp luật sâu rộng hơn nữa tới thanh thiếu niên nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ý tưởng về những phiên tòa giả định xét xử các vụ án có sự tham gia của học sinh, thanh niên đã ra đời thời gian gần đây tại một số tỉnh/thành.

Phiên tòa giả định tổ chức tại thị xã Sa Pa với chủ đề “Phòng, chống mua bán người và xâm hại trẻ vị thành niên”. Ảnh: Minh Nguyệt

Phiên tòa giả định tổ chức tại thị xã Sa Pa với chủ đề “Phòng, chống mua bán người và xâm hại trẻ vị thành niên”. Ảnh: Minh Nguyệt

Tại Sapa, Đoàn Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh tổ chức phiên tòa giả định tại thị xã Sa Pa với sự tham gia của hơn 300 học sinh khối trường nội trú, THCS và THPT thị xã Sa Pa. Chương trình tái hiện tình huống có thật thông qua tiểu phẩm trên sân khấu. 2 nữ học sinh THPT bị 2 người đàn ông lạ mặt tự xưng là những doanh nhân thành đạt với thủ đoạn tinh vi đã dụ dỗ, lôi kéo các em để thực hiện hành vi mua bán người trái phép qua biên giới.

Phiên tòa giả định xét xử diễn ra trong 30 phút, các “diễn viên không chuyên” là các đoàn viên nhập vai chủ tọa phiên tòa, hội thẩm nhân dân, đại diện viện kiểm sát, thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng như luật sư, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, tất cả đều kết hợp ăn ý, nhập vai đầy cảm xúc. Trước tòa, dù còn quanh co, chối cãi, nhưng với các nhân chứng, vật chứng rõ ràng và lập luận sắc bén của hội đồng xét xử, các bị cáo đã phải cúi đầu nhận tội.

Một phiên tòa giả định tại Sapa. Ảnh: Minh Nguyệt

Một phiên tòa giả định tại Sapa. Ảnh: Minh Nguyệt

Những học sinh ở thị xã Sa Pa có mặt tại phiên tòa giả định rất chú tâm theo dõi diễn biến của phiên tòa. Sau phiên tòa, với hình thức tương tác, trả lời câu hỏi, các em đã thể hiện khả năng kiến thức khi trả lời đúng 9/10 câu hỏi do ban tổ chức đưa ra gắn với những hành vi vi phạm pháp luật và kiến thức về luật pháp với các điều khoản, nội dung cũng như mức án được quy định.

Phiên tòa giả định thu hút sự theo dõi của các em học sinh. Ảnh: Minh Nguyệt.

Phiên tòa giả định thu hút sự theo dõi của các em học sinh. Ảnh: Minh Nguyệt.

Phiên tòa giả định đã để lại dấu ấn sâu sắc cho học sinh nơi đây, không chỉ ở việc diễn xuất mà đọng lại là các em sẽ được bồi đắp thêm kiến thức pháp luật, nhận diện được những hành vi lừa đảo đang hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày mà nhiều em chưa biết.

Chị Phạm Quỳnh Trang, Bí thư Chi đoàn Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai, Trưởng khối thi đua đảng, đoàn thể, nội chính tâm sự: Thị xã Sa Pa và nhiều địa phương vùng cao, biên giới khác trong tỉnh có đông con em đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có thể dễ bị lợi dụng, sa vào cạm bẫy. Khối thi đua đã bàn, lựa chọn nội dung và kịch bản chương trình phù hợp với thực tế của địa phương, sau đó lựa chọn và phân công đoàn viên, thanh niên được phân vai tập luyện. Nội dung kịch bản phiên tòa được dàn dựng dễ hiểu, dễ tiếp cận nhưng vẫn đảm bảo tính uy nghiêm và theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Phiên tòa giả định cũng lồng ghép việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, nhận diện hành vi cho học sinh.

Trong những năm qua, phiên tòa giả định được Đoàn Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh tăng cường triển khai và thường xuyên đổi mới bằng hình thức sân khấu hóa. Kể từ khi mô hình này được triển khai (năm 2013) đến nay, đã tổ chức được 7 phiên tòa giả định, thu hút hàng nghìn học sinh, người dân theo dõi. Các phiên tòa xoay quanh chủ đề phòng, chống mua bán người, bạo lực học đường, bạo hành trẻ em, phòng, chống mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép ma túy... Gắn với các phiên toàn còn có các hoạt động như tặng quà, học bổng, đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Mô hình này vừa có thể phát huy những yếu tố tích cực giống như phiên tòa lưu động, mặt khác vì là “giả định” nên linh hoạt hơn trong cách vận dụng vào yêu cầu nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là cho thanh thiếu niên. Việc kể lại vụ án thông qua phiên tòa giả định trước hết là nhằm thỏa mãn nhu cầu kiến thức cần biết của người nghe, người xem, nhưng xét ở góc độ tuyên truyền thì phiên tòa giả định chính là những thông điệp có ý nghĩa giáo dục pháp luật, xây dựng nhận thức pháp luật đúng đắn cho thanh thiếu niên cũng như người dân.

Từ mô hình sáng tạo của Đoàn Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh, nhiều tổ chức đoàn thanh niên trên địa bàn tỉnh Sapa đã học tập và mở rộng các phiên tòa giả định với nhiều hình thức, vụ việc khác nhau đã mang đến sức lan tỏa tuyên truyền rất hiệu quả đến các em học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Tại huyện Bảo Lạc, mô hình “Phiên tòa giả định” đã được Chi đoàn Tòa án - Viện kiểm sát - Thi hành án dân sự huyện Bảo Lạc phối hợp thực hiện tại một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Nét độc đáo là không chỉ dừng lại ở việc “sân khấu hóa” những vụ án, tình huống pháp lý mà sau khi kết thúc phiên tòa giả định, mọi người tham dự sẽ được tham gia giao lưu hỏi đáp liên quan đến các nội dung, tình tiết của phiên tòa giả định vừa xem và các vấn đề pháp lý khác thường gặp trong cuộc sống. Thông thường, phần giao lưu diễn ra rất sôi nổi và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi người; qua đó giúp nâng cao chất lượng trong công tác tuyên truyền pháp luật.

Theo các chuyên gia pháp lý, điểm mạnh nổi bật ở mô hình “Phiên tòa giả định” đó là đã “mềm hóa” những quy định của pháp luật; đưa các tình huống pháp lý về gần hơn với tâm lý của người tham dự. Thay vì phải nhớ những điều khoản, quy định một cách máy móc, khô khan thì mọi người sẽ nhớ đến hành vi vi phạm của các “bị cáo” trong buổi xét xử để từ đó tránh những vi phạm tương tự.

Thực tế triển khai các phiên tòa giả định ở huyện Bảo Lạc cho thấy, mô hình này là hoạt động sáng tạo, có nhiều ý nghĩa trong việc tuyên truyền pháp luật; được dư luận địa phương quan tâm, đánh giá cao. Bên cạnh đó, các phiên tòa giả định còn được quay, ghi hình và biên tập với nội dung tuyên truyền đa dạng; được đăng tải trên các phương tiện truyền thông như Fanpage của các nhà trường, các đoàn thể quần chúng ở địa phương. Qua đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên

Phiên tòa giả định là một mô hình tuyên truyền pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm, phòng chống ma túy... trong thanh thiếu niên. Đây là hình thức tuyên truyền mới có tính trực quan, nhằm góp phần giảm thiểu số lượng tội phạm trong độ tuổi thanh thiếu niên, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hình thành chuẩn mực cư xử văn minh.
Việt Cường
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

2 năm trước

Ngày 1/12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ngô Thị Minh chủ trì Tọa đàm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và đánh giá mô hình phối hợp công tác Đoàn, Hội, Đội, phối hợp...