THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 10:13

Phòng bệnh viêm đường hô hấp mùa nắng

28/08/2019 | 14:33
 
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hô hấp mùa nắng nóng là do các gia đình thường mở quạt lớn, hạ nhiệt độ điều hòa thấp dẫn đến khô vùng mũi họng, làm khô các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập và gây bệnh. 
 
Khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể với sự thay đổi nhiệt độ ở trẻ nhỏ (nhỏ hơn 6 tuổi), hoặc người già (lớn hơn 70 tuổi) hoặc người có nhiều bệnh lý đi kèm thường kém hơn, nên số lượng trẻ nhỏ và người già nhập viện vì viêm đường hô hấp cũng nhiều hơn.
 
Tác nhân gây bệnh 
 
Thời tiết nắng nóng nên mọi người ở lâu trong phòng điều hòa, khi ra ngoài nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi họng, viêm xoang. Đặc biệt, để giảm bớt cái nóng, mọi người thích uống nước đá, ăn kem và tắm nước lạnh… cũng dễ dẫn đến bệnh về đường hô hấp. Đặc điểm nóng ẩm của mùa hè rất  thuận lợi cho virus, vi khuẩn hoạt động và tấn công đường hô hấp. Bên cạnh đó, các tác nhân bên ngoài như khói bụi, khói thuốc lá, môi trường làm việc… cũng là nguyên nhân khiến viêm đường hô hấp tăng nhanh.
 

Thời tiết nắng nóng khiến các bệnh viêm đường hô hấp tăng cao.
 
Nhận biết bệnh viêm đường hô hấp
 
Những triệu chứng: ho, sổ mũi, viêm họng sốt cao trên 39 độ C, đi kèm với sốt là sổ mũi, hắt hơi liên tục. Tiếp theo, người bệnh sẽ bị chảy dịch mũi, tức ngực, nhức mỏi, khan tiếng, thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện thường giới hạn trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, theo dõi và điều trị đúng mức trẻ có thể bị chảy mủ tai, nghễnh ngãng, nghe kém do bị viêm tai giữa. Đôi khi, sức khỏe và tính mạng của trẻ bị đe dọa nghiêm trọng do những biến chứng như viêm phổi, nghẽn tắc đường thở, nhiễm trùng huyết… Trong trường hợp tình trạng này kéo dài hơn ba tuần, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám để tránh bị viêm phổi.
 
Phòng bệnh 
 
Các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm…, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp cấp, viêm phổi, áp xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong.
 
Trẻ em dưới 6 tuổi thường có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp rất cao. Do đó, phụ huynh khi đưa trẻ đi chơi xa dưới thời tiết nắng nóng cần bảo vệ kỹ cho trẻ. Khi thấy trẻ có dấu hiệu khác thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. 
 
Bên cạnh đó, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mùa nắng nóng rất quan trọng. Trẻ cần được bổ sung 4 nhóm dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng, uống nhiều nước để bù mất nước do trời nóng. Ngoài ra, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, nhất là các bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp. 
 
Đối với người lớn, sự thay đổi thời tiết rất dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính của hệ hô hấp. Các bệnh này gặp ở người già thường nặng hơn trẻ nhỏ rất nhiều (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Mọi người cần hạn chế đi lại ngoài trời nắng trong khoảng thời gian từ 11h đến 15 giờ trong ngày. Khi di chuyển ra bên ngoài cần mang đồ chống nắng, đeo khẩu trang, đeo kính. Người già không đi lại ngoài trời nắng nóng, nên ăn thức ăn mềm và đủ dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Điều hòa nên để nhiệt độ 26-28 độ để tránh sự chệnh lệch quá lớn với thời tiết bên ngoài.
 

Hoàng Châu/GĐTE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.