THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 11:51

Phòng chống bạo lực và phân biệt đối xử đối với trẻ khuyết tật

20/09/2022 | 22:49
Ngày 20/9 tại Hà Nội, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) và Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACR) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử đối với trẻ khuyết tật”. Hơn 100 đại biểu tham dự cả trực tiếp và trực tuyến, gồm đại diện các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các bậc phụ huynh/người chăm sóc và trẻ em/trẻ khuyết tật, cùng các tổ chức thực hiện dự án.
Ông Vương Đình Giáp, Giám đốc Thực hiện Chương trình - Tổ chức Cứu trợ Trẻ em.

Ông Vương Đình Giáp, Giám đốc Thực hiện Chương trình - Tổ chức Cứu trợ Trẻ em.

Trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội và sự tham gia

Theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, trong những năm gần đây Việt Nam đã có những cải cách pháp lý đáng kể. Hiến pháp, được Quốc hội thông qua vào năm 2013, có một chương về quyền con người với một điều khoản cụ thể về quyền trẻ em và vai trò của Nhà nước trong bảo vệ trẻ em. Luật Trẻ em đã thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới, ghi nhận đầy đủ các quyền của trẻ em. Việt Nam xác định trẻ em khuyết tật là nhóm trẻ cần được chăm sóc nhiều hơn để thực hiện đầy đủ các quyền con người và xóa bỏ sự chênh lệch.

Theo Khảo sát Quốc gia về Người khuyết tật thực hiện năm 2016–2017, 2,79% trẻ em từ 2–17 tuổi bị khuyết tật và hình thức khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em là khuyết tật tâm lý xã hội, chiếm 2,21%.

Tuy nhiên, so với các trẻ em dễ bị tổn thương khác, trẻ em khuyết tật (TKT) gặp khó khăn nhiều hơn về tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội và sự tham gia: Trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị lạm dụng, đặc biệt là xâm hại tình dục cao gấp 5 lần so với trẻ em không bị khuyết tật.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) cho biết: Có rất ít cơ hội để TKT tham dự các sự kiện chính thức do các cơ quan nhà nước tổ chức để nêu lên tiếng nói của mình. Hơn nữa, có sự hạn chế trong hỗ trợ cho các gia đình có TKT.

Mặc dù nhà nước ngày càng quan tâm tới người khuyết tật thông qua cải cách thể chế như ban hành Luật Người khuyết tật 2010, sống các chương trình đó vẫn chưa giải quyết được vấn đề về các mối quan hệ đan xen giữa các yếu tố như tình trạng khuyết tật, giới tính, dân tộc, và trình độ học vấn.

Các tổ chức xã hội làm việc với người khuyết tật (PwD) nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng đang gặp thách thức về thiếu ngân sách, công cụ để có thể hỗ trợ trẻ em và nhóm dễ bị tổn thương tốt hơn.

Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức xã hội, và thực tế có nhiều tổ chức xã hội (TCXH) địa phương chưa thích ứng tốt, bao gồm những khoảng trống về cơ sở hạ tầng khiến họ chưa thể cung cấp dịch vụ cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong thời gian bùng phát COVID-19 và các tình huống khẩn cấp khác. Tác động kinh tế của đại dịch đã làm giảm cơ hội nhận tài trợ của các tổ chức xã hội ở Việt Nam, điều này làm hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ của họ đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.

Trẻ khuyết tật cần nhiều sự trợ giúp để phòng ngừa bạo lực và phân biệt đối xử.

Trẻ khuyết tật cần nhiều sự trợ giúp để phòng ngừa bạo lực và phân biệt đối xử.

Tăng quyền cho trẻ em khuyết tật

Trong bối cảnh đó, Dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử đối với trẻ khuyết tật” ra đời với mục tiêu cung cấp các biện pháp can thiệp cần thiết để tăng quyền cho trẻ em, bao gồm trẻ em khuyết tật, thuộc các bản dạng giới khác nhau, để trẻ được tham gia vào quá trình ra quyết định và được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực.

Dự án do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Hồng Kông tài trợ với sự điều phối của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam, được triển khai từ tháng 1/2022 đến hết tháng 12/2024 bởi ba đối tác: Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD), Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam (VACR); Viện Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng (ACDC).

Phát biểu tại Hội thảo khởi động dự án, ông Vương Đình Giáp, Giám đốc Thực hiện Chương trình - Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, cho biết: “Trong 5 năm qua, Tổ chức Cứu trợ trẻ em cùng với các đối tác ACDC, MSD và VACR đã liên tục duy trì và triển khai các chiến dịch truyền thông, các hoạt động nhằm thay đổi nhận thức, thực hành của các bên liên quan đối với vấn đề bảo vệ trẻ em và xây dựng các mô hình giáo dục phi bạo lực. Nối tiếp những nỗ lực đó, Dự án “Phòng chống bạo lực tinh thần, thể chất và phân biệt đối xử đối với trẻ khuyết tật” mong muốn mang lại những kết quả lâu dài, bền vững, củng cố mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và khối doanh nghiệp để đồng hành và đảm bảo thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam trong tương lai.”

Cam kết bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật.

Cam kết bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật.

Tại Hội thảo, các thông tin cơ bản về dự án và kế hoạch triển khai các hoạt động trọng tâm đã được chia sẻ với các bên liên quan. Các đại biểu tham dự sự kiện sau đó đã cùng thảo luận và trao đổi về trách nhiệm của các bên trong việc đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật, cũng như có những hoạt động ý nghĩa thể hiện sự cam kết hợp tác vì mục tiêu cuối cùng của dự án.

Đánh giá rất cao vai trò giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức xã hội liên quan đến đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ: “Chúng tôi tin tưởng và hy vọng các tổ chức xã hội luôn luôn đồng hành cùng với cơ quan nhà nước bảo đảm thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam”.

Khảo sát điều tra cơ bản đã được triển khai và hoàn thành vào đầu tháng 8 năm 2022 với các thông tin chi tiết về thực trạng của các đối tượng hưởng lợi trước can thiệp của dự án. Đây sẽ là bàn đạp cho hoạt động triển khai dự án và là tiền đề hướng tới việc thực hiện các cam kết theo kế hoạch.

Trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật (TKT) gồm trẻ em gái, trẻ em trai và nhóm trẻ em có giới tính khác, là những người được hưởng lợi cuối cùng của dự án. Thông qua nhiều kênh khác nhau, dự án sẽ tiếp cận khoảng 30.250 trẻ em, bao gồm 250 TKT, tại ba khu vực chính ở Việt Nam.

Dự án sẽ hợp tác chặt chẽ với ba nhóm chính sau:

+ Cha mẹ và/hoặc người chăm sóc trẻ em dưới 18 tuổi, tập trung vào nhóm TKT.

+ Các tổ chức xã hội làm việc trong lĩnh vực trẻ em và TKT.

+ Các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp và các bên liên quan.

Thảo Vân
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Ninh Thuận: Tập huấn kỹ năng PCCC cho học sinh

Ninh Thuận: Tập huấn kỹ năng PCCC cho học sinh

1 năm trước

Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH Công an Ninh Thuận đã tổ chức nhiều buổi ngoại khóa hướng dẫn các kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh, giúp các em phòng tránh và ứng phó hiệu quả khi có tình...
Xót xa bé 8 tuổi ở Nghệ An bị điện giật tử vong tại đám cưới nhà hàng xóm

Xót xa bé 8 tuổi ở Nghệ An bị điện giật tử vong tại đám cưới nhà hàng xóm

1 năm trước

Trưa 20/9, thông tin từ lãnh đạo UBND xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ điện giật tại một đám cưới khiến một cháu bé tử vong.
Tuyên Quang: Bé sơ sinh bị bỏ rơi ven đường kèm bì thư nhờ nuôi giúp

Tuyên Quang: Bé sơ sinh bị bỏ rơi ven đường kèm bì thư nhờ nuôi giúp

1 năm trước

Bé sơ sinh khoảng 1 tuần tuổi bị bỏ rơi ven đường (địa phận xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang), bên cạnh có bì thư nhờ nuôi con hộ vì hoàn cảnh khó khăn.
Bộ Y tế thông tin về việc thiếu vaccine Moderna tiêm cho trẻ em

Bộ Y tế thông tin về việc thiếu vaccine Moderna tiêm cho trẻ em

1 năm trước

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vaccine giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với UNICEF để có thể sớm tiếp nhận vaccine Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến...