THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 06:34

Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình

15/12/2022 | 06:48
Bạo lực và xâm hại trẻ em gây tổn thương nặng nề về cả thể chất và tinh thần đối với trẻ em. Phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.

Bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng nghiêm trọng

Theo số liệu của Bộ Công an, năm 2020, trên toàn quốc phát hiện 1.945 vụ, xâm hại 2008 trẻ em, trong đó 1.506 bị xâm hại về tình dục; 97% số vụ bị phát hiện đối tượng đều có quen biết với nạn nhân và gia đình của nạn nhân. 

Năm 2021, xảy ra 1.914 vụ xâm hại trẻ em, với 2.198 đối tượng, xâm hại 1.987 em, giảm 31 vụ so với năm 2020, tuy nhiên một số vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc xã hội.

Còn theo Tổng đài điện thoại quốc gia Bảo vệ trẻ em 111, trong 11 tháng đầu năm 2022, Tổng đài đã tiếp nhận 356.881 cuộc gọi đến, 9.301 lượt thông báo qua ứng dụng app và zalo; trong đó có 26.412 cuộc gọi tư vấn và 1.482 ca hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em. Trong 1.482 ca can thiệp cho trẻ em có 839 ca trẻ em bị bạo lực (chiếm 56,6%); 158 ca trẻ em bị xâm hại tình dục (chiếm 10,7%)... Đây là những con số vô cùng nhức nhối và đau lòng.

Truyền thông để nâng cao nhận thức cho trẻ em và cộng đồng về công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Ảnh minh họa

Truyền thông để nâng cao nhận thức cho trẻ em và cộng đồng về công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Ảnh minh họa

Tình trạng xâm hại trẻ em ngày càng diễn tiến phức tạp, điều này chứng tỏ gia đình và cộng đồng còn thiếu cảnh giác, lơ là trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ. Điều đáng buồn là có không ít trường hợp, trẻ bị xâm hại bởi chính cha/mẹ mình.

Trong khi đó, việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em của một bộ phận cán bộ có thẩm quyền chưa nghiêm, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em ở một số nơi bị bỏ qua hoặc chậm xử lý.

Mặt khác, việc tố cáo, trình báo các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em còn chậm, nhất là các vụ liên quan đến xâm hại tình dục, bởi đây là vấn đề có tính nhạy cảm nên người thân thường muốn giữ kín, không tố giác. Bên cạnh đó, hầu hết các vụ xâm hại tình dục trẻ em không có nhân chứng; tâm lý trẻ em còn non trẻ, nhận biết chưa đầy đủ dễ dẫn đến hoang mang, lời khai không thống nhất, thường theo sự hướng dẫn của bố mẹ.

Làm gì để ngăn chặn bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình? 

Để phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình, trước hết phải tăng cường quản lý Nhà nước, các bộ: Bộ Công an, Bộ LĐTBXH, Bộ GD&ĐT, Bộ VHTTDL cùng các đơn vị liên quan cần phối hợp liên ngành để triển khai một cách có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. 

Cần tăng cường giáo dục pháp luật về quyền trẻ em và trách nhiệm bảo vệ trẻ em của những người chăm sóc trẻ, tăng cường giáo dục đạo đức, bổn phận của trẻ em theo quy định Luật Trẻ em; tăng cường truyền thông về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tới người dân, đặc biệt là các bậc làm cha làm mẹ. Khuyến khích các bậc phụ huynh giáo dục trẻ bằng phương pháp kỷ luật tích cực thay cho các biện pháp trừng phạt. Đồng thời, cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng phòng chống bạo lực, xâm hại, khuyến khích các em lên tiếng, cung cấp thông tin, tố giác các hành vi bạo lực học, xâm hại trẻ em.

Cần tăng cường công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong trường học bằng cách nhân rộng mô hình phòng tư vấn tâm lý/phòng công tác xã hội trong trường học; mở rộng mô hình kết nối giữa trường học với các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, các khoa và chuyên gia tâm lý của các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn nhằm phòng ngừa, phát hiện sớm, hỗ trợ, can thiệp, chuyển tuyến dịch vụ kịp thời các trường hợp có nguy cơ hoặc bị bạo lực, xâm hại tình dục.

Khi bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra, các cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em cần lên tiếng mạnh mẽ và phối hợp cùng gia đình, địa phương, các cơ quan điều tra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho trẻ em trong quá trình tố tụng. 

Khuyến khích trẻ em lên tiếng, cung cấp thông tin, tố giác các hành vi bạo lực học, xâm hại trẻ em. Ảnh: UNICEF Viet Nam/Truong Viet Hung

Khuyến khích trẻ em lên tiếng, cung cấp thông tin, tố giác các hành vi bạo lực học, xâm hại trẻ em. Ảnh: UNICEF Viet Nam/Truong Viet Hung

Theo Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam: Muốn làm tốt công tác phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em cần đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức, kiến thức bảo vệ trẻ em của số đông người dân, nghĩa là công tác phòng ngừa phải được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, pháp luật phải nghiêm trị những kẻ bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em để răn đe, giáo dục chung cũng như lấy lại lòng tin của người dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền trẻ em. 

Empty
Thanh Huyền
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Vĩnh Phúc: 926 học sinh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12

Vĩnh Phúc: 926 học sinh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12

1 năm trước

Kết quả thi học sinh giỏi lớp 12 chương trình THPT năm học 2022-2023 vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc công bố.
Cách khơi dậy và nuôi dưỡng bản năng vị tha ở trẻ

Cách khơi dậy và nuôi dưỡng bản năng vị tha ở trẻ

1 năm trước

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay từ nhỏ, trẻ đã có lòng vị tha và sẵn sàng giúp người khác.
Tay buông tay và tim thôi nhớ

Tay buông tay và tim thôi nhớ

1 năm trước

Có một số người xuất hiện trong cuộc đời bạn để khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn, khiến bạn học được giá trị của sự cho đi và trân trọng; khiến bạn cuối cùng hiểu được...
4 lý do khiến cha mẹ nhất định phải đọc sách cùng con

4 lý do khiến cha mẹ nhất định phải đọc sách cùng con

1 năm trước

Việc đọc sách không chỉ thú vị mà còn cực kỳ hữu ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Những đứa trẻ được đọc sách thường xuyên sẽ có vốn từ vựng phong phú và cũng thể hiện...