THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 05:06

Phòng chống đuối nước trẻ em: Cần những giải pháp cụ thể

22/06/2022 | 11:32
Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước đã có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do việc phổ cập bơi ở nhóm đối tượng này chưa được quan tâm đúng mức.
a2-6066

Không biết bơi vì thiếu bể bơi

Thống kê từ các đơn vị chức năng cho thấy, ngoài những yếu tố như môi trường không an toàn, nhận thức và hiểu biết chung về đuối nước của trẻ em và gia đình còn hạn chế thì nguyên nhân chính dẫn đến tử vong khi đuối nước là do trẻ không biết bơi và thiếu các kỹ năng phòng ngừa. Tại một hội thảo do Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với Bộ LÐ-TB&XH tổ chức về “Tăng cường các giải pháp chỉ đạo trong công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước ở trẻ em”, bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết, mới chỉ có 30% trẻ em từ 6-14 biết bơi. Ðiều này cho thấy công tác phổ cập bơi cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục cũng như địa phương còn nhiều bất cập. Các trường học thiếu bể bơi để thực hành các kỹ năng bơi lội cho học sinh, hoặc có bể bơi nhưng lại không có đủ kinh phí để vận hành, hoặc trường có ngân sách thì không có quỹ đất để xây bể bơi, trường có quỹ đất thì lại thiếu nguồn lực. Cùng với đó là thực trạng thiếu giáo viên có chuyên môn bơi lội và kỹ năng phòng chống đuối nước, khiến mục tiêu phổ cập bơi cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục vẫn còn nhiều trở ngại. 

Ðơn cử như tỉnh Ðắk Lắc, trong tổng số hơn 1.000 trường học các cấp thì chỉ có 58 trường có bể bơi. Toàn tỉnh Nghệ An có 1.447 trường học nhưng cũng chỉ có 60 trường có bể bơi. Từ đầu năm đến nay, Nghệ An cũng ghi nhận gần 20 học sinh các cấp tử vong do đuối nước. Còn tại Ðắk Nông - một trong số những địa phương có tỷ lệ trẻ đuối nước cao nhất cả nước trong những năm vừa qua cũng cho thấy, mặc dù tỉnh đã có kế hoạch từ năm 2017, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mới có 18/387 trường được tỉnh bố trí kinh phí xây dựng bể bơi. Và tuy đã được bàn giao nhưng bể bơi tại các trường lại không thể hoạt động vì thiếu kinh phí vận hành như: chi phí vệ sinh, thuê giáo viên dạy, điện, nước...

Thầy Phạm Lý Dương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (xã Ðắk N’Drot, Ðắk Mil, Ðắk Nông) cho biết, trường có một hồ bơi di động được đưa vào vận hành từ năm 2019. Mỗi tháng, việc vận hành hồ bơi hết khoảng 10 triệu đồng, nhưng nhà trường chỉ đáp ứng được từ 2 - 2,5 triệu đồng. Hiện nhà trường đã đề xuất xin thêm kinh phí để vận hành hồ bơi này, tuy nhiên cũng chưa rõ khi nào được cấp...

Ðiều đáng buồn là trong khi nhiều địa phương vẫn loay hoay với bài toán thiếu kinh phí và giáo đuối nước vẫn liên tục xảy ra. Từ tháng 1-5/2022, cả nước đã ghi nhận hơn 100 trẻ tử vong do đuối nước, trong đó rất nhiều vụ có nhiều trẻ tử vong cùng lúc và cùng trong một gia đình.

Theo thống kê của xã Hưng Thạnh (tỉnh Đồng Tháp) hơn mười năm qua có hơn 3.800 trẻ biết bơi lội và kỹ năng sinh tồn vùng sông nước thông qua lớp dạy bơi lội miễn phí của bà Sáu Thia.

Theo thống kê của xã Hưng Thạnh (tỉnh Đồng Tháp) hơn mười năm qua có hơn 3.800 trẻ biết bơi lội và kỹ năng sinh tồn vùng sông nước thông qua lớp dạy bơi lội miễn phí của bà Sáu Thia.

Linh hoạt, sáng tạo trong các giải pháp

Có thể nhận thấy, việc đưa ra các giải pháp thiết thực trong phòng chống đuối nước hiện nay là rất cấp bách, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. Từ mô hình tận dụng kênh thủy lợi, sông, hồ ngay tại địa phương để làm nơi dạy bơi cho trẻ em của một số cá nhân và giáo viên như bà Sáu Thia ở Ðồng Tháp, thầy Nguyễn Viết Tước (Trường TH&THCS Hải Vĩnh, Quảng Trị)... cho đến việc vận động, liên kết các nhà tài trợ cũng như các huấn luyện viên bơi lội, xây dựng và hướng dẫn miễn phí cho trẻ em, học sinh tại Ðắk Lắk và vùng phụ cận như thầy Mai Văn Chuyền (Trường THCS Ngô Mây). Thậm chí, có giáo viên còn tự bỏ tiền xây bể bơi ngay trong vườn nhà để dạy bơi miễn phí cho trẻ em, học sinh và người dân quanh vùng như thầy Phạm Văn Vũ tại Thanh Hoá… Ðiều này cho thấy sự linh hoạt, sáng tạo trong việc dạy bơi cho trẻ em, đồng thời mang lại những tín hiệu tích cực  góp phần trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho hàng ngàn trẻ em và học sinh tại nhiều địa phương trong thời gian năm qua.

Thực tế, kinh phí để xây dựng một bể bơi tiêu chuẩn trong trường học có giá khoảng  từ 500 triệu đến gần tỷ đồng và thời gian để các cấp phê duyệt, cấp phép cũng mất hàng tháng trời. Do đó, việc đưa vào hoạt động mô hình bể bơi di động với kinh phí khoảng vài chục triệu và thời gian thi công chỉ vài ngày sẽ đáp ứng ngay được nhu cầu cấp bách về trang bị và thực hành các kỹ năng bơi lội cho trẻ em và học sinh. Tuy nhiên, về lâu dài các bể bơi tại trường học vẫn cần được xây dựng kiên cố và đầu tư bài bản hoặc có thể liên kết với các trung tâm thể dục thể thao tại địa phương để thực hành các kỹ năng bơi lội cho học sinh chứ không nhất thiết trường nào cũng phải có bể bơi.

Ngoài đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức dạy bơi, trang bị kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em thì việc các địa phương thành lập các tổ, nhóm để người dân tự nguyện tham gia cảnh báo, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, cứu đuối  cho trẻ em cũng vô cùng cần thiết.

Là người trực tiếp tham gia tìm kiếm, cứu hộ 5 học sinh THCS bị đuối nước tại xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) vào chiều 4/4, anh Ngô Duy Hà ở xã Thiệu Hợp chia sẻ: Do địa bàn xã có nhiều sông, suối và ít người qua lại nên khi tai nạn xảy ra đã không có người ứng cứu kịp thời… Qua vụ việc đau lòng này, chúng tôi rất mong người dân và chính quyền có những biện pháp hữu hiệu như giáo dục, nhắc nhở trẻ em nguy cơ đuối nước. Cắm biển báo nguy hiểm ở những khu vực sông, suối mất an toàn, thậm chí thành lập các đội tự quản, cắt cử tuần tra, nhắc nhở trẻ em không tụ tập, chơi đùa ở những khu vực nguy hiểm nhất là trong dịp hè này. “Nếu xã thành lập đội tự quản, tôi sẽ tham gia ngay, đây cũng là cách để đề phòng tai nạn đuối nước cho các cháu” - anh Hà đề xuất.

Theo ghi nhận, đề xuất của anh Hà cũng là ý kiến chung của nhiều người dân tại những khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước.

Trong khi chờ đợi những giải pháp quyết liệt từ các cấp chính quyền và nhà trường thì mỗi gia đình cũng cần có những động thái tích cực để bảo vệ con em mình.

Xuân Quang
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Bé trai 10 tháng tuổi ở Nghệ An bị cắt tinh hoàn do nhập viện muộn

Bé trai 10 tháng tuổi ở Nghệ An bị cắt tinh hoàn do nhập viện muộn

1 năm trước

Sáng 20/6, thông tin từ khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, đơn vị vừa mổ cấp cứu cắt tinh hoàn bị xoắn hoại tử cho bệnh nhi 10 tháng tuổi.
Viết về trẻ em: Tuy khó nhưng thú vị!

Viết về trẻ em: Tuy khó nhưng thú vị!

1 năm trước

Viết về trẻ em, tôn trọng sự thật thôi chưa đủ, bởi sự thật đôi khi có thể khiến trẻ bị tổn thương. Ngoài việc phải am hiểu tâm lý trẻ em, nắm vững các điều luật liên quan đến...
Viết về trẻ em sao cho đúng Luật?

Viết về trẻ em sao cho đúng Luật?

1 năm trước

Từ những bài báo, sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, nhiều nghi phạm xâm hại trẻ em đã bị trừng trị trước pháp luật. Khi viết về đề tài trẻ em, nhất là khi viết về vụ xâm hại trẻ...