THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 09:28

Phòng chống ngộ độc chì cho trẻ em

20/10/2021 | 15:04
Với một vài triệu chứng ban đầu, chì âm thầm tàn phá sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, hậu quả có thể dẫn tới tử vong.
Tại một số làng nghề, người lớn và trẻ em trong làng được xét nghiệm đều có lượng chì trong máu cao hơn mức cho phép. Ảnh minh họa: C.Lâm

Tại một số làng nghề, người lớn và trẻ em trong làng được xét nghiệm đều có lượng chì trong máu cao hơn mức cho phép. Ảnh minh họa: C.Lâm

Theo UNICEF, nhiễm độc chì đang ảnh hưởng đến trẻ em ở quy mô lớn và chưa từng được biết đến. Một báo cáo do UNICEF và Pure Earth công bố tháng 7 năm 2020 cho thấy, gần 1/3 trẻ em trên toàn thế giới có mức chì trong máu bằng hoặc trên 5 microgam /deciliter (µg/dL), đây là mức độ cần phải có các hành động can thiệp.

Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, trẻ em bị ngộ độc chì chủ yếu do sử dụng thuốc cam của thầy lang trong cộng đồng để chữa tưa lưỡi, qua xét nghiệm một số mẫu thuốc cam do bệnh nhân mang đến, có mẫu thuốc chứa tới 80% hàm lượng là chì, các mẫu còn lại trung bình từ 20-30% là chì.

Một nguồn lây nhiễm chì nữa là tại những làng nghề tái chế chì bằng biện pháp thủ công như làng Đông Mai, (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Tại đây, hầu hết người lớn và trẻ em trong làng được xét nghiệm đều có lượng chì trong máu cao hơn mức cho phép.

Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), năm 2010 có khoảng 40.000 tấn ắc quy chứa kim loại chì đã được thải ra môi trường. Dự báo năm 2015, con số này sẽ là gần 70.000 tấn. Đây là nguồn lây nhiễm chì rất lớn cho con người.

Các nguồn tiếp xúc với chì khác ở trẻ em bao gồm: chì trong nước từ việc sử dụng ống dẫn nước có chì; chì từ ngành công nghiệp đang hoạt động, như khai thác và tái chế pin; sơn và bột màu có chì; xăng pha chì đã giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây nhưng trước đó là một nguồn lây nhiễm chính; hàn chì trong thực phẩm đóng hộp; và chì có trong gia vị, mỹ phẩm, thuốc bổ, đồ chơi và các sản phẩm tiêu dùng khác. Cha mẹ làm việc liên quan chì thường mang bụi bẩn về nhà trên quần áo, tóc, tay và giày, do đó vô tình khiến con cái họ bị nhiễm độc tố.

Báo cáo “Sự thật độc hại: Trẻ em tiếp xúc với ô nhiễm chì làm suy yếu một thế hệ tiềm năng” chỉ ra rằng chì là một chất độc thần kinh mạnh gây ra tác hại không thể khắc phục đối với não của trẻ em. Chì đặc biệt tàn phá đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới năm tuổi vì chì gây tổn hại cho bộ não của trẻ trước khi trẻ có cơ hội phát triển đầy đủ, khiến trẻ bị suy giảm hệ thần thần kinh, nhận thức và thể chất suốt đời.

Theo các chuyên gia y tế, nếu nồng độ chì trong máu ở mức 5 mcg/dL là trẻ đã bị nhiễm độc chì, từ 7 mcg/dL trở lên sẽ xảy ra những thay đổi hoạt động thần kinh của trẻ, làm giảm sút trí tuệ.

Theo báo cáo, phơi nhiễm chì ở trẻ em cũng liên quan đến sức khỏe tâm thần, các vấn đề hành vi, gia tăng tội phạm và bạo lực. Trẻ lớn hơn thì gánh chịu các hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ tổn thương thận và các bệnh tim mạch trong cuộc sống tương lai.

Phơi nhiễm chì ở trẻ em ước tính sẽ làm thiệt hại gần 1 nghìn tỷ USD của các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình do những tiềm năng kinh tế bị mất trong suốt cuộc đời những trẻ em bị nhiễm chì.

Để phòng chống ngộ độc chì, các bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho con uống thuốc không rõ nguồn gốc từ các thầy lang. Nếu muốn thì nên tìm đến các hiệu thuốc có đăng ký rõ ràng hoặc sử dụng những bài thuốc được cấp phép.

Không nên sử dụng các vật dụng liên quan đến chì như ắc quy chì thải loại, sơn có chì, đồ chơi có chứa chì. Khi chọn sơn nhà, người tiêu dùng cần tìm hiểu mua những loại sơn không chứa chì.

Bên cạnh đó, các hoạt động liên quan đến chì cần phải được thực hiện ở khu công nghiệp riêng biệt. Nếu cha mẹ làm việc trong môi trường có chì, trước khi tiếp xúc với trẻ cần phải tắm, gội, thay quần áo sạch để tránh lây nhiễm chì cho trẻ.

Bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành UNICEF cho biết: Hiểu được mức độ ô nhiễm chì lan rộng như thế nào, cũng như tác hại của chì đối cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng, có thể giúp thúc đẩy các hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em một lần và mãi mãi.

Vân Nhi
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
“Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do Covid-19

“Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do Covid-19

2 năm trước

Đây là chương trình do TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện nhằm hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, đặc biệt là trẻ em mồ côi do dịch bệnh Covid-19 có hoàn cảnh khó...
Bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trong và sau đại dịch Covid-19

Bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trong và sau đại dịch Covid-19

2 năm trước

Dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn biến vô cùng phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.