THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 08:32

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trong mùa dịch

23/10/2021 | 13:02
Làm thế nào để trẻ khỏe mạnh, điều các bậc cha mẹ luôn quan tâm nhất khi mùa dịch Covid-19 kéo dài, các con vào năm học mới, lo lắng gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhất ở các trẻ em (F0) mắc Covid-19, trẻ em có người thân là F0, hay những trẻ trong gia đình yếu thế.

Dịch Covid-19 kéo dài, chế độ dinh dưỡng cho trẻ em trong mỗi gia đình, cần được xây dựng cho phù hợp với tình hình thực tế, từ những nhóm thực phẩm cơ bản nhất.

Nhóm thực phẩm dinh dưỡng

Nhóm thực phẩm dinh dưỡng

Chị Đặng Thị Khuyên (SN 1991) trước đây là một điều dưỡng viên cho biết, trong thời gian giãn cách xã hội, chị đã chủ động dự trữ bốn nhóm thực phẩm cơ bản, bao gồm tinh bột (ngoài gạo ra mua các loại bột năng, bột mì,… , chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu...); vitamin, khoáng chất (rau, củ, quả dễ chế biến, trái cây...) và chất béo để chế biến các bữa ăn hợp lý cho cả nhà. Ở các bữa phụ, chị còn cho con  ăn xen kẽ sữa chua hoặc trái cây như cam, ổi, đu đủ, chuối chín. Định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của con bằng cân nặng và lượng thức ăn con ăn vào. Đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hằng ngày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng bởi từ đó sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ, gây suy dinh dưỡng.

Nhóm thực phẩm dinh dưỡng

Nhóm thực phẩm dinh dưỡng

“Tôi hạn chế cho con ăn nhiều đồ ngọt hoặc ăn quá mặn, theo khuyến cáo lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào. Cần cung cấp đủ nước, tránh uống nước ngọt công nghiệp. Thiếu nước dẫn đến khô cổ họng, phổi và vòm họng thiếu đi chất nhờn bảo vệ dễ dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Đôi khi, tôi cho con uống sữa tươi và các sản phẩm từ sữa cũng cung cấp nguồn năng lượng, protein cho con” chị Khuyên chia sẻ thêm.

Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng trẻ em, các bậc phụ huynh cố gắng cho trẻ ăn, không cần thực phẩm cao cấp, chọn lựa và chế biến món ăn đơn giản nhất, đừng chú trọng vào bất kỳ một thực phẩm cao cấp nào để đua nhau đi tìm, gây hoang mang. Những thực phẩm bình dân cũng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ nếu phụ huynh biết cân đối bữa ăn phù hợp, theo khẩu vị của con mình.

Tháp dinh dưỡng thực phẩm

Tháp dinh dưỡng thực phẩm

Đối với trẻ em là F0, nhu cầu dinh dưỡng như trẻ bình thường, tuy nhiên có thể bổ sung một số thực phẩm tăng cường đề kháng. Lúc này trẻ sẽ khó ăn hơn, gia đình có thể nấu thức ăn thành dạng lỏng như xúp, cháo, bột có đạm động vật (gà, heo, bò) cùng các loại rau củ. Thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch, đẩy nhanh hiệu quả chống cảm cúm, tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ. Vấn đề quan trọng vẫn là tư tưởng ở trẻ và gia đình, nhiều trẻ biếng ăn, kén ăn nếu không phải thực phẩm trẻ thích. Gia đình phải tìm cách cho trẻ tự thân vận động, không nên cầu kỳ, phức tạp hóa bữa ăn. Bên cạnh chăm lo việc ăn uống, mỗi gia đình cũng nên dạy trẻ những cách chế biến thức ăn đơn giản như nấu cơm, luộc trứng, nấu mì... để trẻ có thể tự thực hiện trong các trường hợp không có sự chăm sóc của người lớn.

Bữa trưa của các cháu ở trường (trước và sau khi dịch Covid-19 bùng phát) cũng luôn được đổi món để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Bữa trưa của các cháu ở trường (trước và sau khi dịch Covid-19 bùng phát) cũng luôn được đổi món để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Ngoài quan tâm đến bổ sung thực phẩm đủ dinh dưỡng ra còn để ý tình trạng thiếu hụt vitamin D, nhiều trẻ em ở nhà trong thời gian dài giãn cách xã hội, đã không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là trẻ em trong các khu nhà trọ, con hẻm kín. Thiếu vitamin D từ ánh sáng mặt trời, trẻ có nguy cơ còi xương, phải làm sao?

Bác sĩ Đặng Xuyến cho biết, nếu cơ thể thiếu vitamin D, đề kháng sinh ra sẽ rất kém, nguy cơ nhiễm Covid-19 có thể tăng. Mỗi gia đình nếu khuôn viên của nhà có khu vực bắt nắng thì hãy cho trẻ em phơi nắng, với thời gian trước 9h sáng và sau 15h chiều. Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D qua các nguồn thực phẩm hằng ngày như cá, trứng, sữa, cá mòi, cá ngừ..., cần thiết có thể dùng các viên uống bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.

"Tất cả mọi lứa tuổi đều cần vitamin D chứ không riêng trẻ em. Tuy nhiên, khi trẻ em không tiếp xúc nguồn vitamin từ ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm sự hấp thụ canxi, gây suy yếu cấu trúc xương dẫn đến còi xương, loãng xương..., thậm chí dẫn đến trầm cảm ở trẻ nhỏ".

Các hoạt động thể dục thể thao ở trường học luôn được duy trì để tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Các hoạt động thể dục thể thao ở trường học luôn được duy trì để tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người nhiễm Covid-19 cần ăn uống lành mạnh và cân bằng, tập thể dục, ngủ nhiều, tránh sử dụng đồ uống có chất kích thích. Nếu bệnh nhân nặng chỉ sử dụng thuốc mà không tăng cường dinh dưỡng sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt, chậm phục hồi và phải nằm viện dài ngày.

Thực hiện tuân thủ nguyên tắc sinh hoạt dinh dưỡng hợp lý:

1/ Ăn đủ số lượng thực phẩm theo tháp dinh dưỡng theo lứa tuổi;

2/ Không bỏ bữa, ăn đủ bữa: 3 bữa chính, có thể thêm 1-3 bữa phụ;

3/ Người bệnh mạn tính dùng chế độ ăn bệnh lý phù hợp;

4/ Uống đủ nước: 2/3 từ nước uống, 1/3 từ thực phẩm;

5/ Hạn chế rượu bia, thuốc lá;

6/ Ngủ đủ giấc.

 

Mỗi gia đình lưu ý cho trẻ ăn đúng, đủ, dùng sữa và bữa ăn đủ 5 trong 8 nhóm thực phẩm, trong mỗi bữa ăn phải hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm: Nhóm lương thực: Gạo, bột mì; Nhóm hạt các loại; Nhóm sữa và các chế phầm từ sữa; Nhóm thịt các loại, cá và hải sản; Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; Nhóm củ quả màu vàng, da cam, rau xanh thẫm; Nhóm rau củ quả khác; Nhóm dầu ăn, mỡ các loại.

LÊ NHUẬN
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ tiếp tục năm học mới

Dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ tiếp tục năm học mới

2 năm trước

Chế độ ăn khoa học, lành mạnh, cung cấp đủ năng lượng, đạm, vitamin, chất khoáng, lợi khuẩn giúp trẻ tăng đề kháng và khỏe mạnh, học tập tốt hơn, theo bác sĩ Bùi Thị Nhung
Ưu tiên các bữa ăn dinh dưỡng cho mọi trẻ em

Ưu tiên các bữa ăn dinh dưỡng cho mọi trẻ em

2 năm trước

Việc hấp thụ không đủ chất dinh dưỡng trong 2 năm đầu đời có thể gây ra những tổn hại không thể nào khắc phục được đối với cơ thể và não bộ đang phát triển rất nhanh của trẻ...
Trẻ em phải gánh chịu những hệ lụy từ chế độ ăn kém dinh dưỡng trong suốt cuộc đời

Trẻ em phải gánh chịu những hệ lụy từ chế độ ăn kém dinh dưỡng trong suốt cuộc đời

2 năm trước

Theo UNICEF, trẻ em phải gánh chịu những hệ lụy từ các thực hành cho ăn và chế độ ăn uống kém dinh dưỡng trong suốt cuộc đời.