THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 09:05

Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật ở An Giang

23/10/2021 | 20:18
Như hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khác, An Giang có nhiều trẻ em phải mưu sinh sớm do hoàn cảnh gia đình, dễ có nguy cơ bị lợi dụng, bóc lột sức lao động, vì vậy, vừa qua, địa phương này đã ra văn bản nhằm phòng ngừa, chấn chỉnh và bảo vệ trẻ em lao động trái pháp luật.

Nhằm phát hiện, can thiệp, hỗ trợ kịp thời trẻ em lao động sớm, trẻ em có nguy cơ lao động trái với quy định của pháp luật được hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển; Hình thành, phát triển và thực hiện có hiệu quả các mô hình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh; Ngày 10/8/2021, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 1871/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang.

Theo kế hoạch, mục tiêu và định hướng đến năm 2030 là: Phòng ngừa phát hiện hỗ trợ can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (lao động trẻ em) và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em: Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 - 17 tuổi xuống 5%; 80% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời được quản lý theo dõi; Trên 80% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục và đào tạo nghề phù hợp.

Các ngành nghề phổ biến trẻ em tham gia lao động ở An Giang gồm: trẻ em tham gia vào các công đoạn sản xuất thuộc làng nghề thủ công (mộc, dưa xoài, đan lát, dệt thổ cẩm…); nông nghiệp (trồng lúa, sản xuất hoa màu, nuôi cá, cắt cỏ bò…); trẻ em bán vé số, phụ hồ, phụ quán ăn, làm việc trên đường phố...

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trẻ em tham gia lao động sớm ở An Giang là do nghèo, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, gia đình di cư từ nông thôn ra thành thị để kiếm sống. Nhận thức của gia đình và trẻ em về hậu quả của việc trẻ em tham gia lao động sớm còn nhiều hạn chế, đặc biệt là lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; quan niệm của nhiều bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ cho rằng phải tập cho trẻ làm việc từ nhỏ để góp phần cho sự phát triển của trẻ em và đóng góp kinh tế cho gia đình.

Các em nhỏ thi vẽ tranh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao động trẻ em 12/6. Ảnh: Huyền Thanh

Các em nhỏ thi vẽ tranh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao động trẻ em 12/6. Ảnh: Huyền Thanh

Truyền thông về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em: 75% cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 75% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 80% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Đào tạo, tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em: 70% công chức, viên chức cấp tỉnh và cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em; 100% cán bộ phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp, các ngành được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em; 80% doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, 70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,5%; giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên. Đối tượng thực hiện là trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ tham gia lao động sớm và trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật; cha mẹ, người chăm sóc trẻ; người sử dụng lao động tại các làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi toàn tỉnh.

Phạm vi thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên vùng có nhiều trẻ em nguy cơ tham gia lao động và trẻ em tham gia lao động sớm, vùng có nhiều làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Kiều Lam
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Bình Định phấn đấu có 100.000 “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em vào năm 2030

Bình Định phấn đấu có 100.000 “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em vào năm 2030

2 năm trước

Nhằm kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông nhằm bảo đảm tính mạng...
Bình Phước chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh

Bình Phước chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh

2 năm trước

Với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”, Ban chỉ đạo hè các cấp tại Bình Phước đã tích cực huy động mọi nguồn lực...