THỨ TƯ, NGÀY 29 THÁNG 03 NĂM 2023 11:15

Phụ huynh thấp thỏm khi F0 trường học tăng nhanh

15/03/2022 | 14:24
Dù con trai lớp 3 âm tính sau 10 ngày cách ly điều trị, chị Nhung, TP Thủ Đức quyết định để bé ở nhà, học online hết kỳ II.

Ngày 14/3, thay vì đưa con đến trường, chị Nhung xin cô giáo chuyển bé sang lớp online dành cho trẻ cách ly. "Tôi sợ con đi học rồi tái nhiễm vì số ca F0, F1 ở trường đã gần một trăm, lớp nay học mai nghỉ. Học kiểu này chập chờn quá, cho bé ở nhà cho an toàn", chị Nhung lý giải.

Là một trong những người không tán thành cho trẻ tiểu học trở lại trường ngày 14/2, chị Nhung bảo lưu quan điểm nên dạy online đến hết năm học. Bởi các em đã quen với học trực tuyến, chất lượng không như mong muốn nhưng ở mức chấp nhận được.

"Thực tế cho thấy dịch lây lan trong trường rất nhanh. Trẻ tiểu học hiện vẫn chưa tiêm vaccine, ai mà không sốt ruột", người mẹ lo ngại.

Phụ huynh đưa trẻ đến trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, quận Bình Thạnh, ngày 14/2. Ảnh: Mạnh Tùng

Phụ huynh đưa trẻ đến trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, quận Bình Thạnh, ngày 14/2. Ảnh: Mạnh Tùng

Anh Thịnh, 38 tuổi, phụ huynh ở quận Tân Phú cũng muốn cho con trở lại học trực tuyến trước tình hình lây lan nhanh của biến chủng Omicron. Khi trường mở cửa, anh Thịnh chuẩn bị tâm thế con gái lớp 4 có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, dịch bệnh trong trường tăng nhanh ngoài sức tưởng tượng của anh.

"Tôi nghĩ một trường nhiều lắm cũng chỉ khoảng 1-2 F0 cùng lúc thôi, nhưng bây giờ lên đến hàng chục, hàng trăm. Lớp con gái tôi, hết nhóm này tới nhóm kia phải cách ly", anh Thịnh kể.

Theo anh Thịnh, cách học on-off liên tục không tốt cho trẻ, gây khó khăn và áp lực cho nhà trường, giáo viên. Phụ huynh cũng bất tiện trong việc sắp xếp, bố trí công việc để chăm sóc con.

"Nếu học online hẳn thì chúng tôi còn chủ động bố trí người ở nhà trông con. Đằng này, sáng vừa đưa đến trường, 9-10h cô đã nhắn đưa con về, rồi sau đó lại phải ở nhà cả tuần trông con", người cha than phiền.

Empty

Sau kỳ nghỉ Tết, từ 7/2, khoảng 1,5 triệu học sinh khối 7-12, trẻ mầm non 3-6 tuổi, học sinh tiểu học và khối 6 lần lượt học trực tiếp. Hơn 200.000 trẻ dưới ba tuổi cũng bắt đầu trở lại trường từ 1/3.

Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo cho thấy, từ 7/2 đến 3/3, TP HCM ghi nhận hơn 44.000 trường hợp nhiễm và nghi nhiễm trong trường học. Trong đó, khoảng 3.600 ca là cán bộ, giáo viên, còn lại là học sinh. Hiện số ca nhiễm trong trường học chưa có chiều hướng giảm, trung bình mỗi ngày ghi nhận thêm khoảng 200 F0.

Theo Sở Y tế TP HCM, từ tháng 2 đến nay, số trẻ mắc Covid-19 tăng 2-3 lần mỗi tuần. Số ca nhiễm ở nhóm tuổi tiểu học cao hơn lứa tuổi khác do các em đến trường học trực tiếp.

Nhiều phụ huynh tại TP HCM dự tính đề xuất thành phố dừng học trực tiếp với nhóm 5-12 tuổi, chờ tiêm vaccine đủ số ngày quy định rồi trở lại trường. Theo họ, các trường đều có quỹ thời gian dự phòng 2-3 tháng hè. Học sinh 5-12 tuổi không vướng bận các kỳ thi chuyển cấp nên không cần áp lực đúng tiến độ khung thời gian chương trình.

Hiện, các trường đang tổng hợp danh sách, lấy ý kiến phụ huynh về việc tiêm vaccine cho trẻ 5-12 tuổi. Theo thống kê của Sở Y tế, TP HCM có khoảng 963.000 trẻ trong độ tuổi này.

Giáo viên được tăng cường phục vụ bữa ăn bán trú tại trường Tiểu học Bông Sao, quận 8 hồi cuối tháng 2. Ảnh: Mạnh Tùng

Giáo viên được tăng cường phục vụ bữa ăn bán trú tại trường Tiểu học Bông Sao, quận 8 hồi cuối tháng 2. Ảnh: Mạnh Tùng

Trước ý kiến của phụ huynh, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết vẫn tổ chức dạy học trực tiếp theo kế hoạch, siết chặt các biện pháp an toàn, xử lý F0, F1 trong trường theo quy định.

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở cho biết, trường học vẫn tổ chức dạy song song hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Hình thức trực tuyến phục vụ học sinh F0, F1 cách ly tại nhà và cả những trẻ được gia đình chủ động chọn học từ xa.

"Việc đến trường là hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, nếu phụ huynh lo lắng trước dịch bệnh, các cơ sở giáo dục vẫn tạo điều kiện để các em học trực tuyến", ông Minh cho biết.

Tại cuộc họp phòng chống Covid-19 tuần trước, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Dương Trí Dũng cho biết, trước số lượng ca bệnh chưa có dấu hiệu giảm, nhà trường phải chủ động, linh hoạt trong việc chuyển đổi hình thức học tập. Hoạt động bán trú, nội trú, canteen phải đảm bảo an toàn để ngăn ngừa lây lan. Sắp tới, Sở Giáo dục và Đào tạo, Y tế sẽ trình UBND TP HCM điều chỉnh một số quy định trong bộ tiêu chí an toàn trường học nhằm phù hợp với tình hình mới.

Theo vnexpress.net
Ban hành nhiều văn bản nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục

Ban hành nhiều văn bản nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục

8 giờ trước

Cử tri TP.HCM cho rằng, chủ trương xã hội hóa GD-ĐT là phù hợp, tuy nhiên đang tồn tại một số bất cập.
Trẻ em khỏi COVID-19 có nên tiêm vaccine không, bao lâu thì tiêm cho hiệu quả?

Trẻ em khỏi COVID-19 có nên tiêm vaccine không, bao lâu thì tiêm cho hiệu quả?

1 năm trước

Theo khuyến cáo, dù đã khỏi COVID-19, trẻ từ 5 - 11 tuổi vẫn nên tiêm vaccine để giảm nguy cơ tái nhiễm và mắc bệnh nặng.
Thần tốc tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 3

Thần tốc tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 3

1 năm trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trong đó đẩy mạnh và thần tốc hơn vữa việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên.
Pfizer thử nghiệm thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 cho trẻ 6-17 tuổi

Pfizer thử nghiệm thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 cho trẻ 6-17 tuổi

1 năm trước

Cuộc thử nghiệm sẽ đánh giá tính an toàn và hiệu quả của thuốc Paxlovid ở trẻ em có các triệu chứng COVID-19 nhưng mức độ nhẹ và không phải nhập viện hay có nguy cơ bệnh trở nặng.