THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 08:37

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật

07/12/2021 | 16:12
Vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 – 2025.

Chương trình nhằm thúc đẩy việc thực hiện Luật Người khuyết tật, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em khuyết tật, tạo điều kiện để trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động xã hội; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của trẻ khuyết tật và hỗ trợ trẻ khuyết tật góp phần hoàn thành chỉ tiêu của Chương trình 08-Ctr/TU “100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp”, tăng cơ hội để trẻ khuyết tật sớm được phục hồi chức năng tại địa phương và hòa nhập cộng đồng.

Theo đó, Hà Nội phấn đấu nâng cao nhận thức cho 90% người dân, cán bộ địa phương, cộng tác viên về vai trò của phát hiện sớm và can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật. Ít nhất 80% trẻ khuyết tật và gia đình có trẻ khuyết tật được cung cấp tài liệu, tham gia tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

95% trẻ từ 0 đến 16 tuổi được khảo sát, sàng lọc, phát hiện sớm dạng tật. Ít nhất, 80% trẻ khuyết tật được hỗ trợ can thiệp về chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng tại cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi và các dịch vụ trợ giúp khác.

Có ít nhất 60% trẻ khuyết tật được hỗ trợ thực hiện phục hồi chức năng tại nhà, xây dựng chương trình phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng trẻ, theo dõi định kỳ, đánh giá sự tiến bộ và tư vấn chương trình chuyển tiếp.

Có ít nhất 40% trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật có nhu cầu được hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình, hỗ trợ về tài liệu, dụng cụ học tập, dụng cụ phục hồi chức năng tại gia đình và cộng đồng.

Hà Nội cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đối với trẻ em khuyết tật và việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng.

Trẻ em khiếm thính học tại Trường PTCS Xã Đàn, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Trẻ em khiếm thính học tại Trường PTCS Xã Đàn, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Đối tượng thụ hưởng chương trình là trẻ em khuyết tật từ 0 - 16 tuổi bao gồm các dạng tật: trẻ khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói, khuyết tật thần kinh tâm thần, khuyết tật trí tuệ, trẻ khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, khó khăn về nhận thức, trẻ rối loạn phổ tự kỷ; Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trạm y tế, cộng tác viên dân số, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông các xã, phường, thị trấn và các gia đình có trẻ khuyết tật trên địa bàn TP. Hà Nội.

Để đạt được các mục tiêu trên, TP. Hà Nội sẽ tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động với nhiều hình thức phong phú để phổ biến, tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người khuyết tật, trẻ em khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức, cam kết trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành, gia đình và toàn xã hội trong việc hỗ trợ và đảm bảo trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại cộng đồng, nhất là các chế độ chính sách trợ giúp trẻ khuyết tật của thành phố hiện nay, nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng vào việc chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.

Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên của Chương trình (bao gồm cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội, nhân viên trạm y tế, cộng tác viên y tế, cộng tác viên dân số, giáo viên mầm non... trên địa bàn) về các kiến thức, kỹ năng, phương pháp phát hiện sớm, can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật; cách nhận biết các dạng khuyết tật thường gặp và cách sử dụng các biếu mẫu của Bộ Y tế để khảo sát, sàng lọc, phát hiện khuyết tật ở trẻ.

Điều tra, sàng lọc toàn bộ các trẻ trong độ tuổi 0 - 16 tuổi trên địa bàn; thu thập, xử lý, lập danh sách trẻ có nghi ngờ khuyết tật và rối loạn phát triển.

Tổ chức khám, đánh giá, phân loại, thu thập thông tin và tư vấn chuyên sâu đối với những trường hợp trẻ khuyết tật được phát hiện. Kết luận tình trạng, mức độ khuyết tật của trẻ và dự báo khả năng tiến triển của trẻ để trao đổi với gia đình.

Tập huấn, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp về kỹ năng, phương pháp cho gia đình có trẻ khuyết tật. Phối hợp với gia đình xây dựng chương trình can thiệp cá nhân phù hợp với mức độ, khả năng và nhu cầu của trẻ. Kết nối, hỗ trợ gia đình tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, tiếp cận giáo dục nghề nghiệp, hướng nghiệp nghề đối với trẻ em khuyết tật có khả năng lao động. Tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý cho trẻ khuyết tật và gia đình. Hỗ trợ trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí để hòa nhập cộng đồng…

Đánh giá, xác định mức độ khuyết tật, điều kiện, nhu cầu của trẻ và gia đình để hỗ trợ phẫu thuật hoặc cấp phát các dụng cụ phục hồi chức năng (xe lăn, ghế bại não, khung tập đi và dụng cụ hỗ trợ học tập...) cho trẻ và gia đình.

Đồng thời, tiến hành rà soát, nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đối với trẻ em khuyết tật và việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng.

Tuấn Minh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Nghệ An: Bảo vệ và chăm sóc trẻ em bằng cả trái tim

Nghệ An: Bảo vệ và chăm sóc trẻ em bằng cả trái tim

2 năm trước

Hiện nay, Nghệ An có 875.825 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 25,9% dân số, trong đó có 140.383 trẻ em có hoàn cảnh khó khắn, chiếm 16% dân số trẻ em. Có 11.335 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được...
Những kết quả đã đạt được về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Những kết quả đã đạt được về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

2 năm trước

Tính đến tháng 11/2021, toàn tỉnh có 936.972 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó có 40.851 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm tỷ lệ 4,36%. Các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh...
Thái Nguyên chung tay hỗ trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Thái Nguyên chung tay hỗ trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

2 năm trước

Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể. Đây là một trong những chính...
Cách chăm sóc trẻ em mắc Covid-19 tại nhà

Cách chăm sóc trẻ em mắc Covid-19 tại nhà

2 năm trước

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh Covid-19. Những câu hỏi đặt ra là trẻ em bị nhiễm bệnh có biểu hiện giống như người lớn hay không? Khi nào trẻ được điều trị tại...
Quảng Bình: Thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Quảng Bình: Thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

2 năm trước

Trong thời gian qua, các chính sách, pháp luật, văn bản chỉ đạo thực hiện quyền trẻ em đã được các cấp, ngành của tỉnh Quảng Bình triển khai kịp thời, hiệu quả đến tận địa...