THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 07:26

Quảng Ninh cùng chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em

21/09/2020 | 09:11

Quảng Ninh củng cố hệ thống tổ chức, phát triển mạng lưới cộng tác viên BVCSTE

Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương thực hiện công tác BVCSTE; cùng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho trẻ em trong tỉnh, như: Quyết định số 3425/QĐ-UBND, ngày 25/12/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban điều hành hệ thống BVCSTE tỉnh Quảng Ninh; Nghị quyết số 99/2013/NQ-HĐND về việc hỗ trợ học phí cho học sinh là con của người có công với cách mạng, đối tượng chính sách đang học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 222/2015/NQ-HĐND về việc ban hành chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em chưa thuộc diện hưởng chính sách hiện hành của Nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;…

Kể từ khi Ban điều hành Hệ thống BVCSTE tỉnh được thành lập, Quảng Ninh đã không ngừng củng cố Hệ thống BVCSTE các cấp trong toàn tỉnh.
Đối với cấp tỉnh, Ban điều hành, nhóm công tác liên ngành gồm 18 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn hóa - xã hội làm Trưởng ban, các ngành thành viên gồm: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Tư pháp, Văn hóa - Thể thao, Thông tin - Truyền thông, Công an, Tỉnh Đoàn, Viện Kiểm sát, Tòa án Nhân dân.

Đối với cấp huyện: 13/13 huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban điều hành và nhóm công tác liên ngành do đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn hóa - xã hội làm Trưởng ban; 177/177 xã, phường, thị trấn thành lập Ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đồng chí Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng ban và mạng lưới cộng tác viên xã hội được bố trí ở 100% các thôn, khu.

Ban điều hành, nhóm công tác liên ngành cấp tỉnh, huyện và Ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp xã duy trì chế độ giao ban, báo cáo định kỳ, triển khai kịp thời các chính sách, văn bản chỉ đạo các thành viên để tuyên truyền triển khai tới cộng đồng; phối hợp trong công tác trao đổi thông tin và điều tra, xử lý, hỗ trợ kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, buôn bán, bạo lực, tai nạn thương tích…
 


Truyền thông về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho người dân.


Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp. Qua 08 năm, đã tổ chức 172 lớp tập huấn về chính sách, pháp luật và nghiệp vụ công tác BVCSTE cho 22.447 lượt cán bộ Ban điều hành Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, xã và cộng tác viên, trẻ em nòng cốt, trong đó 124 lớp cho 16.684 lượt cán bộ của ngành và Ban điều hành Hệ thống BVCSTE cấp huyện, xã, cộng tác viên xã hội; 08 lớp cho 1.556 cán bộ chủ chốt của các trưởng tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống BVCSTE các cấp từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác BVCSTE các cấp, đặc biệt cấp xã và đội ngũ cộng tác viên, nhóm trẻ nòng cốt.

Tăng cường phối hợp liên ngành, chung tay BVCSTE, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Trong công tác phối hợp liên ngành, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã phối hợp với các thành viên trong Ban điều hành cấp tỉnh, cấp huyện xác minh thông tin, đề nghị giải quyết, can thiệp, hỗ trợ 38 vụ việc liên quan đến trẻ em của các huyện, thị xã, thành phố; phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vận động tài trợ 02 đối tượng là nạn nhân bị bạo lực gia đình được đi học nghề miễn phí tại Hà Nội và Quảng Nam.

Sở Tư pháp đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 1.250 trẻ em, học sinh, cử người tham gia tố tụng để bào chữa cho 239 trẻ em, đại diên ngoài tố tụng cho 04 trẻ em trong các vụ hình sự, dân sự.

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã phát hiện, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em từ năm 2012 - tháng 6/2020: 188 vụ/207 bị can.

Theo thống kê từ ngày 01/01/2012 đến ngày 27/7/2020, toàn tỉnh ghi nhận xảy ra 218 vụ/262 đối tượng, xâm hại 241 trẻ em (57 nam, 184 nữ). Công an tỉnh đã khởi tố 197 vụ/210 đối tượng.

Trung tâm Công tác xã hội trực thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh từ năm 2012 đến nay đã quản lý trường hợp 1.280 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó thực hiện tiếp nhận và can thiệp, hỗ trợ đối với 38 trẻ em bị xâm hại, bạo lực; hỗ trợ tư vấn miễn phí theo đường dây nóng 18001769 cho 658 trường hợp liên quan đến trẻ em.

Thực hiện Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH ngày 16/8/2010 của Bộ LĐ-TB&XH quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ; Căn cứ vào nhu cầu của đối tượng, Trung tâm Công tác xã hội đã kết nối dịch vụ y tế cho 06 trẻ; tư vấn, tham vấn hướng dẫn người chăm sóc kỹ năng chăm sóc và ứng phó với các vấn đề xảy ra đối với 38 trẻ, gia đình/người chăm sóc; phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ đột xuất cho 04 trẻ, phối hợp với nhà trường để thực hiện công tác hỗ trợ về học tập cho 06 trẻ. Thông qua các hoạt động, trẻ được ổn định hơn về tâm lý, gia đình có biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp hơn cũng như có cách ứng phó với các vấn đề có thể xảy ra, có kỹ năng phòng tránh về xâm hại tình dục, bạo lực.
 



Hướng dẫn cộng tác viên cách đánh giá tổn thương ở trẻ em.


Chia sẻ về một trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực gần đây được can thiệp, ông Nguyễn Xuân Huy, Trưởng phòng Can thiệp - Hỗ trợ, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tháng 3 năm 2019, Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh đã tiếp nhận thông tin về trường hợp cháu HTT, sinh năm 2005 có hộ khẩu thường trú tại huyện X, tỉnh Quảng Ninh bị đối tượng H, 46 tuổi, là hàng xóm xâm hại tình dục. Gia đình đã có đơn gửi công an huyện và các cơ quan chức năng, công an huyện đã đưa trẻ đi giám định, kết quả trẻ đã bị rách màng trinh và không có thai. Tại thời điểm đó, trẻ có tâm lý sợ hãi, gia đình bức xúc. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, nhân viên công tác xã hội của Trung tâm tiến hành liên hệ với bố của trẻ để xác minh thông tin, hẹn gặp trực tiếp và phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện thực hiện các hoạt động tư vấn, can thiệp hỗ trợ.

Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh đã thu thập thông tin để đánh giá tổn thương về thể chất, tinh thần đồng thời xác định nhu cầu, nguyện vọng, thực hiện tư vấn tâm lý cho trẻ và gia đình như: Tư vấn tâm lý cho trẻ giúp trẻ ổn định cuộc sống, giảm mặc cảm tự ti cho trẻ; Cung cấp cho trẻ kiến thức về giới tính, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng giữ bí mật thông tin, kỹ năng ứng phó với sự trêu chọc và kỹ năng ứng phó với các vấn đề có thể xảy ra với trẻ; Tư vấn cho gia đình cách chăm sóc và bảo vệ trẻ để tạo môi trường an toàn cho trẻ; Tham vấn đối với gia đình những vấn đề phòng tránh, ứng phó với các vấn đề như bị đe dọa, việc phối hợp cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức có liên quan trong trường hợp cần sự hỗ trợ khẩn cấp; cung cấp số điện thoại, các địa chỉ cần thiết khi trẻ và gia đình gặp phải những vấn đề khó khăn cần sự hỗ trợ; Phối hợp, trao đổi với nhà trường nơi trẻ đang học tập để trợ giúp trẻ ổn định về mặt tâm lý và học tập; Động viên, tư vấn cho gia đình, đặc biệt là bố của trẻ về việc kiềm chế cảm xúc, tránh có hành vi tiêu cực có thể dẫn đến cả gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn hiện tại.

Sau khi thực hiện các hoạt động can thiệp, hỗ trợ, Trung tâm Công tác xã hội vẫn tiếp tục phối hợp Phòng LĐ-TB&XH huyện thực hiện các hoạt động theo dõi, tư vấn hỗ trợ tâm lý cho trẻ và gia đình; Giữ liên lạc với trẻ và gia đình, nhà trường để nắm bắt thông tin và tham vấn, tư vấn tâm lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Cho đến thời điểm hiện tại, trẻ vẫn đi học bình thường, tâm lý ổn định và vẫn hòa nhập với lớp học, bạn bè. Mọi sinh hoạt trong gia đình cũng đã ổn định trở lại.

Bài: Thanh Huyền, ảnh: Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh cung cấp

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.