THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 09:43

Quảng Ninh trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng

18/11/2020 | 19:16
Với quyết tâm duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Mô hình tâm lý trị liệu cho trẻ em rối nhiễu tâm trí (RNTT), tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh (TTCTXH Quảng Ninh), đặc biệt là duy trì, nâng cao chất lượng và từng bước mở rộng hoạt động của Mô hình Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các gia đình có trẻ tự kỷ và người dân trong công tác phòng ngừa và can thiệp, trị liệu tâm lý cho trẻ em; Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ trợ giúp, hướng dẫn trị liệu tâm lý cho gia đình/người chăm sóc giúp đối tượng là trẻ em tự kỷ, RNTT, người trầm cảm, người tâm thần ngay tại gia đình, cộng đồng; Thực hiện Quyết định số 2233/QĐ - UBND ngày 03/7/2020 của UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí thực hiện Đề án Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người RNTT dựa vào cộng đồng năm 2020, TTCTXH Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động theo đúng quy trình nghiệp vụ trong quá trình sàng lọc, đánh giá, tư vấn và can thiệp, trị liệu tâm lý cho đối tượng; Trao đổi, hướng dẫn, trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp với đối tượng và người chăm sóc đối tượng, hỗ trợ trị liệu tâm lý cho đối tượng, hướng dẫn người chăm sóc một cách phù hợp với vấn đề của đối tượng và hoàn cảnh gia đình; Thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình để hỗ trợ cho đối tượng khi đối tượng có nhu cầu, kể cả khi đã kết thúc thời gian trị liệu tại gia đình đối tượng.
 
Hoạt động trị liệu trẻ RNTT, tự kỷ tại TTCTXH Quảng Ninh
 
Để trị liệu cho trẻ RNTT, tự kỷ, TTCTXH Quảng Ninh đã bố trí cán bộ thực hiện công tác tiếp nhận, sàng lọc, đánh giá và can thiệp, trị liệu tâm lý cho trẻ tại Trung tâm. Tiến hành lập hồ sơ để quản lý trẻ trong cả quá trình trị liệu tâm lý và sau khi trị liệu, giúp trẻ hòa nhập gia đình, cộng đồng. Hồ sơ phản ánh đầy đủ thông tin cá nhân của trẻ và thông tin về gia đình/người chăm sóc trẻ, thông tin về vấn đề rối nhiễu trẻ đang gặp phải để việc quản lý, trao đổi thông tin với gia đình trẻ được phối hợp tốt hơn, hiệu quả hơn. Việc quản lý hồ sơ của trẻ đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin, lưu trữ một cách khoa học để thuận tiện trong trong quá trình trị liệu cho trẻ.
 
Các cán bộ TTCTXH Quảng Ninh cũng đồng thời xây dựng kế hoạch trị liệu tâm lý theo tháng, quý và cả đợt đối với trẻ. Bố trí phòng trị liệu tâm lý và các dụng cụ trị liệu đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ. Thường xuyên phối hợp với gia đình trong việc tư vấn kết quả từng buổi trị liệu, giao cho phụ huynh các bài tập để trị liệu cho trẻ tại nhà; nhân viên trị liệu của Trung tâm sẽ kiểm tra kết quả trị liệu của phụ huynh thông qua trẻ vào đầu giờ trị liệu của buổi hôm sau; triển khai các hoạt động tư vấn cho phụ huynh để cải thiện môi trường sống cho trẻ tại nhà giúp cho việc trị liệu đạt hiệu quả cao nhất.
 
Hằng quý, nhân viên trị liệu phụ trách trẻ đánh giá giá kết quả trị liệu để đánh giá mức độ tiến triển của trẻ và kịp thời điều chỉnh kế hoạch nếu trẻ không tiến triển.
 




Hội nghị tập huấn cho các thành viên CLB Gia đình trẻ tự kỷ. Ảnh: TTCTXH cung cấp

Duy trì và nâng cao các hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Gia đình trẻ tự kỷ
 
Để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng, phương pháp trị liệu tâm lý, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tự kỷ cho các thành viên, CLB Gia đình trẻ tự kỷ đã mời các chuyên gia, giảng viên các trường đại học có chuyên môn sâu về lĩnh vực RNTT và tự kỷ về địa phương tập huấn. Phối hợp với các chuyên gia để tổ chức hoạt động trị liệu vận động tập thể cho trẻ RNTT, tự kỷ có sự tham gia của gia đình trẻ, giúp trẻ và gia đình thực hiện tốt các bài tập phục hồi chức năng vận động, phát triển khả năng tư duy, khả năng phối hợp tay - mắt, phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt để thể hiện mong muốn của bản thân trẻ, giảm sự tăng động và tăng cường sự tập trung chú ý cho trẻ...
 
CLB định kỳ họp giao ban hàng quý, thực hiện các chuyên đề để trang bị kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục, trị liệu tâm lý cho các thành viên. Mặc khác, các thành viên trong CLB cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn với Ban chủ nhiệm và nhân viên công tác xã hội trong quá trình chăm sóc, giáo dục, trị liệu tâm lý cho trẻ RNTT, tự kỷ. Đồng thời, tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tư vấn, trợ giúp cho trẻ em tự kỷ và gia đình.
 
Hoạt động sàng lọc, tư vấn, trị liệu tâm lý cho trẻ em RNTT, tự kỷ tại cộng đồng
 
Hoạt động này dự kiến triển khai trên địa bàn huyện Đầm Hà và huyện Tiên Yên, cụ thể sẽ khám sàng lọc RNTT, tự kỷ cho 40 trẻ có biểu hiện nghi ngờ bị RNTT, tự kỷ. Thực hiện tư vấn kết quả tại chỗ cho người giám hộ của trẻ, đồng thời xem xét và đánh giá nhu cầu được trị liệu của đối tượng.
 
Song song với việc khám sàng lọc, TTCTXH Quảng Ninh sẽ phối hợp với Phòng LĐTBXH huyện Đầm Hà và huyện Tiên Yên tiến hành tập huấn kỹ năng, phương pháp trị liệu, chăm sóc trẻ RNTT, tự kỷ cho gia đình, người chăm sóc trẻ. Thống nhất với các phụ huynh về kế hoạch can thiệp, trị liệu cho trẻ tại gia đình và cơ chế phối hợp giữa nhân viên công tác xã hội với người chăm sóc trong quá trình can thiệp, trị liệu cho trẻ và kể cả thời gian sau khi đã kết thúc trị liệu cho trẻ tại gia đình, cộng đồng.
 
Những trẻ RNTT, tự kỷ sẽ được can thiệp, trị liệu tâm lý trực tiếp tại gia đình tuần 1 ngày, mỗi trẻ có 7 ngày trị liệu. Sau mỗi ngày trẻ được trị liệu tâm lý, nhân viên trị liệu sẽ tiến hành tư vấn cho gia đình về các kỹ năng can thiệp và những hướng dẫn chi tiết các bài luyện tập cho trẻ ở nhà để phối hợp cùng các nhân viên của Trung tâm nhằm cải thiện vấn đề của trẻ. Kết thúc thời gian trị liệu, nhân viên công tác xã hội tiến hành đánh giá sự phát triển của trẻ và chuyển giao kỹ thuật cho người chăm sóc.
 
Hoạt động sàng lọc, tư vấn, trị liệu tâm lý cho người trầm cảm, người tâm thần, RNTT tại cộng đồng
 
Hoạt động này dự kiến triển khai trên địa bàn huyện Đầm Hà và huyện Tiên Yên. Cụ thể, TTCTXH Quảng Ninh phối hợp với Phòng LĐTBXH huyện Đầm Hà và huyện Tiên Yên, UBND cấp xã, phường tiến hành rà soát, lập danh sách đối tượng có những biểu hiện và đối tượng có nguy cơ bị tâm thần, trầm cảm, RNTT để đưa vào diện sàng lọc, đánh giá. Cử cán bộ đã được đào tạo kỹ năng nghiệp vụ về can thiệp và trị liệu cho người tâm thần, trầm cảm, RNTT đến trực tiếp tiếp xúc với đối tượng có biểu hiện và có nguy cơ tại cộng đồng và gia đình đối tượng; Tiến hành sàng lọc, đánh giá, tư vấn kết quả cho đối tượng và gia đình; Tiến hành tư vấn cho đối tượng và gia đình, xác định nhu cầu để đưa vào diện thực hiện can thiệp, trị liệu tâm lý cho đối tượng tại gia đình, cộng đồng.
 
Trên cơ sở kết quả của hoạt động sàng lọc, đánh giá, nhân viên công tác xã hội tiến hành lập hồ sơ đối tượng để quản lý và theo dõi.
 
Mặt khác, các nhân viên CTXH cũng sẽ tiến hành tập huấn kỹ năng, phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe người tâm thần, RNTT cho gia đình có sự tham gia của đối tượng. Thống nhất với đối tượng và gia đình tiến hành lập kế hoạch và tổ chức can thiệp, hỗ trợ cho người tâm thần, trầm cảm, RNTT tại gia đình, cộng đồng, thông qua các buổi trị liệu tâm lý. Kết nối, chuyển tuyến đối tượng đến cơ sở y tế chuyên khoa trong trường hợp đối tượng cần có sự can thiệp của y tế. Tiến hành can thiệp, trị liệu tâm lý cho đối tượng bằng các hoạt động tư vấn, tham vấn, hướng đến việc thay đổi nhận thức để từng bước thay đổi hành vi của đối tượng. Khuyến khích đối tượng tham gia vào các hoạt động hằng ngày, tham gia vào hoạt động tập thể để thay đổi môi trường sống, đây là yếu tố quan trọng để thay đổi nhận thức, suy nghĩ, hành vi. Khuyến khích đối tượng tự chăm sóc bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần; hỗ trợ, giúp đối tượng vượt qua những khó khăn trở ngại của bản thân. Phối hợp với gia đình trong việc cùng tham gia hỗ trợ trị liệu tâm lý cho đối tượng theo hướng cầm tay chỉ việc và dần dần chuyển giao kỹ thuật cho gia đình, người chăm sóc chính. Thường xuyên vãng gia, theo dõi, giám sát hỗ trợ tư vấn, tham vấn tâm lý cho đối tượng và người chăm sóc tại gia đình.
 

Phương Anh/GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.