Ra mắt cuốn sách “Cách mạng siêu nhân hóa” của Luc Ferry

Con người luôn khao khát vượt qua các giới hạn về thể chất và trí tuệ của chính mình. Tham vọng to lớn đó là động lực cho y học và khoa học phát triển suốt nhiều thế kỷ qua, nhằm phát minh những công nghệ mới có khả năng loại bỏ mọi bệnh tật, giúp ta trở nên siêu phàm và bất tử. Ngày nay, thế giới đã đi được một chặng đường rất xa, dần bắt kịp những tham vọng tưởng như bất khả thi nhất, tạo nên một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử loài người: Cách mạng siêu nhân hóa, đưa con người trở thành “siêu nhân”.
Sự bùng nổ của công nghệ mở ra nhiều cơ hội cũng như đặt ra nhiều câu hỏi về đạo đức, về nguy cơ bị thế chỗ, “thống trị” bởi trí tuệ nhân tạo... Những rủi ro về kinh tế, chính trị và mọi mặt của đời sống mà một xã hội ưu việt, “bậc cao” có thể đặt lên nhân loại đòi hỏi ta phải phán đoán, lường trước để tận dụng hoặc để đương đầu.
Quan tâm sâu sắc đến con người và những tác động của công nghệ nói chung lên sự phát triển của xã hội, tác giả Luc Ferry đã nghiên cứu, khai thác và phân tích các vấn đề trên trong cuốn sách “Cách mạng siêu nhân hóa”. Cuốn sách cung cấp một cái nhìn toàn cảnh, dễ hiểu nhất về thuyết siêu nhân hóa, sự thay đổi tất yếu và những chuyển giao giữa các hệ thống kinh tế và tư tưởng trên toàn thế giới, cùng với đó là những dự đoán về tương lai và những con đường khả dĩ mà ta có thể chọn lựa.

Nhân đây, Nhã Nam tổ chức tọa đàm trong khuôn khổ ra mắt tác phẩm “Cách mạng siêu nhân hóa” của Luc Ferry.
Sự kiện có sự tham gia của các vị khách mời:
Luc Ferry, tác giả cuốn sách, sinh năm 1951, là giáo sư triết học và chính khách nổi tiếng của Pháp, từng giữ cương vị lãnh đạo Bộ Thanh niên, Giáo dục quốc gia và Nghiên cứu của Pháp và nhiều cơ quan khác. Năm 2009, ông được tổng thống Nicolas Sarkozy bổ nhiệm vào Ủy ban tư vấn đạo đức quốc gia Pháp.
Luc Ferry là tác giả của nhiều tiểu luận gây tiếng vang tại Pháp và là tác giả của cuốn sách “Học cách sống” được Nhã Nam phát hành lần đầu năm 2011, kể lại câu chuyện triết học của loài người từ thời cổ đại cho tới xã hội đương đại theo hình dung và cách thức của riêng ông, sử dụng triết học như một phương cách để con người giải tỏa mối lo âu, hướng về việc sống sao cho hạnh phúc.
Tiến sĩ Nguyễn Chí Công, Giám đốc Bảo tàng Công nghệ thông tin; Trưởng tiểu ban mạng của Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin.
Ông là một trong những người tiên phong chế tạo ra chiếc máy vi tính đầu tiên của Việt Nam cũng như châu Á. Khi chạm tuổi 72, sự đam mê ấp ủ về một bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam trưng bày hiện vật về công nghệ thông tin của bác đã được thực hiện. Bảo tàng đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 với các hiện vật từ năm 2000 đồng thời tiến hành số hóa các tư liệu, thiết bị được trưng bày để tăng chất lượng trải nghiệm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng.
Anh Đinh Trần Tuấn Linh, Chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, là tác giả của Lê Bích “bụng phệ” và các cuốn sách “Dịch từ tiếng yêu sang tiếng Việt”, “Đời về cơ bản là buồn cười”, là người sáng lập của URAH Network cũng như một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo. Anh Tuấn Linh có 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Marketing và IT, là chuyên gia sản xuất nội dung với 18 năm chinh phục đa dạng lĩnh vực, đặc biệt giàu kinh nghiệm huấn luyện AI và áp dụng vào lĩnh vực viết nội dung sáng tạo.
Mẫu nhí Hà thành diễn thời trang “Fashion Chau Loan By The Sea”
1 ngày trước
Nghệ sĩ hồi hộp, hạnh phúc và hứng khởi với "Giấc mơ Trịnh"
2 tháng trước
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đặc biệt cho học sinh, học viên Việt Nam
2 tháng trước
Tại sao không nên kiểm soát sự riêng tư của con?
2 tháng trước
Nam sinh lớp 10 nhảy cầu tự tử chưa rõ nguyên nhân
2 tháng trước