THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 05:13

Sóc Trăng: Khó khăn trong công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật

27/07/2020 | 15:53
 
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
 
Tỉnh Sóc Trăng hiện có gần 200 HTX, trong đó, có 168 HTX nông nghiệp, 1.145 tổ hợp tác với 27.935 thành viên; 1.121 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với 1.134 thành viên tham gia là đồng bào Khmer. 
 
Tại huyện Kế Sách, HTX nông nghiệp xã Trinh Phú được thành lập có 41 xã viên, trồng vú sữa theo quy trình VietGAP, với diện tích 35,5ha vú sữa tím, trong đó, đang cho trái trên 25ha, ước tính sản lượng khoảng 1.000 tấn mỗi năm. Ông Hồ Văn Hội, Giám đốc HTX Nông nghiệp Trinh Phú cho biết: Trong quá trình sản xuất, các thành viên HTX được tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao gồm tổ chức các lớp tập huấn về cách trồng, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và cách nuôi dưỡng, bao bọc trái theo quy trình VietGAP để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài việc thu mua trái cây cho bà con trong xã thì HTX còn tạo điều kiện hỗ trợ cho bà con đóng gói tại địa phương để tạo công ăn việc làm và hỗ trợ kỹ thuật để người lao động trồng đảm bảo quy trình canh tác cũng như quy cách và chất lượng để đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
 
Dạy nghề cho người khuyết tật Sóc Trăng.
 
Ngoài các mô hình HTX, Sóc Trăng còn được biết đến với các mô hình đào tạo nghề phù hợp với thế mạnh của từng địa phương. Theo đó, người lao động tham gia học nghề từ các mô hình này đều có việc làm ổn định với mức thu nhập thấp nhất từ 1,5 triệu đồng/tháng, cao nhất lên đến 13 triệu đồng/tháng, trung bình là từ 4 triệu đồng/tháng đến 7 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, mô hình đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động có mức thu nhập cao nhất (từ 8 triệu đồng/tháng đến 10 triệu đồng/tháng) đã mang lại hiệu quả thiết thực.
 
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề nghiệp với vị trí việc làm trong doanh nghiệp, Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Nghị quyết số 54/NQ-HĐND về đào tạo nghề năm 2020. Theo đó, trong năm 2020, tỉnh Sóc Trăng sẽ cải thiện và nâng cao chỉ số về đào tạo lao động góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Sóc Trăng, đảm bảo thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Mục tiêu của tỉnh là ưu tiên cho người học nghề thuộc đối tượng là người hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, ngư dân, lao động nữ, lao động nữ mất việc làm… 
 
Vay vốn ở ngân hàng chính sách.
 

Giúp người khuyết tật tham gia đào tạo nghề
 
Mặc dù đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động khuyết tật, hiện Sóc Trăng vẫn đang còn gặp không ít khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Hiên nay, trên địa bàn tỉnh chưa thành lập trung tâm, cơ sở dạy nghề riêng dành cho người khuyết tật; việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai pháp luật, chính sách thanh niên, thanh niên khuyết tật ở một vài đơn vị còn chậm; công tác phối hợp giữa chính quyền, mặt trận, đoàn thể trong triển khai thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên và công tác thanh niên có lúc, có nơi chưa đồng bộ và chặt chẽ. Đặc biệt, mặc dù tỉnh vẫn có kế hoạch dạy nghề cho người khuyết tật hàng năm nhưng không có kinh phí thực hiện riêng mà mới chỉ lồng ghép cùng các chương trình, dự án đề án về đào tạo nghề, giải quyết việc làm đang triển khai trên địa bàn.
 
Điển hình là giai đoạn 2010-2015, Sóc Trăng đã đào tạo nghề cho 159.972 lượt người (đạt 106,65% chỉ tiêu kế hoạch), trong đó, cao đẳng 1.894 người, trung cấp 1.862 người, sơ cấp 16.306 người, đào tạo dưới 3 tháng tại các cơ sở GDNN có đăng ký hoạt động GDNN 47.481 người, dạy nghề thường xuyên 92.456 người. Số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề là 45.515 người. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, toàn tỉnh chỉ có gần 60 người khuyết tật được tham gia học nghề. Năm 2017, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên TP. Sóc Trăng đã tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, người nghèo, người dân tộc thiểu số nghèo, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật với các ngành nghề, như: may công nghiệp, làm bánh, kỹ thuật xây dựng cơ bản, cắt - uốn tóc, kỹ thuật trồng rau màu, nuôi thủy sản, chăn nuôi bò, đan ghế… được 24 lớp ngắn hạn cho 352 học viên, tăng 4 lớp so cùng kỳ; Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, UBND 10 phường tư vấn, hướng nghiệp học nghề cho lao động trên địa bàn TP. Sóc Trăng.
 
Riêng trong năm 2019, tỉnh đã đào tạo nghề cho trên 13.000 lượt người, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, cao đẳng là 860 người; trung cấp là 1.300 người, sơ cấp là 2.585 người. Đào tạo nghề dưới 3 tháng cho 5.650 lượt người; kèm cặp - truyền nghề - tập nghề cho 2.605 lượt người. Đặc biệt, thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động là người khuyết tật, từ năm 2019 đến nay, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên thành phố Sóc Trăng và huyện Trần Đề phối hợp với trường nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh tổ chức khai giảng 2 khóa đào tạo nghề kết cườm cho 21 lượt người khuyết tật khiếm thính với thời gian 3 tháng.
 
Nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật, trong thời gian tới, Sóc Trăng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Kế hoạch hành động về các mặt liên quan đến người khuyết tật, thanh niên, thanh niên khuyết tật, nhất là công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm ngày càng sâu rộng hơn. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các hội, đoàn thể nhất là Hội Nạn nhân chất độc da cam của tỉnh trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật.
 
Phối hợp với các Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên cấp huyện, thị xã, thành phố, các hội, đoàn thể cùng cấp và cấp xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn nghề, lựa chọn mô hình học nghề gắn với việc làm hiệu quả để làm tư liệu tuyên truyền, nhân rộng. Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy theo nhu cầu của người học và của nhà tuyển dụng. Tăng cường phối hợp trong đào tạo nghề với các công ty, doanh nghiệp theo hướng mời cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao tham gia đóng góp xây dựng, biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình dạy nghề, tham gia dạy thực hành nghề... giúp cho người học nghề khi ra trường có kỹ năng nghề, trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
 

 

PV/GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.