THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 02:43

Sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện

09/11/2021 | 05:15
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ được bú sữa mẹ sớm và đủ sẽ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ.

WHO khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ

Trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp, kích thích đường ruột làm việc một cách hiệu quả, giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tối đa, nhất là trong giai đoạn sơ sinh khi hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú cho tới khi trẻ được 2 tuổi hoặc lâu hơn. Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

WHO khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú cho tới khi trẻ được 2 tuổi hoặc lâu hơn. Ảnh: BV Hồng Ngọc

WHO khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú cho tới khi trẻ được 2 tuổi hoặc lâu hơn. Ảnh: BV Hồng Ngọc

Ngoài ra, sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch để trẻ chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn. Đặc biệt sữa mẹ là một thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, an toàn khi bé bú.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ dị ứng, sâu răng, giúp phát triển xương hàm, răng, giọng nói, khuôn mặt tốt hơn. Trẻ bú sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như: viêm tai giữa, bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh, nhiễm tụ cầu, rối loạn đường ruột, tiểu đường, huyết áp... Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cũng cho biết, việc cho con bú sữa mẹ còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Đồng thời, bú mẹ cũng giúp trẻ thông minh hơn. Nguyên nhân là do sữa mẹ rất giàu HMO – thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sự liên kết thần kinh, làm cho não hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn. Ngoài ra, sữa mẹ còn giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ.

Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ tạo ra sự gần gũi về thể chất khi mẹ vừa tiếp xúc da kề da, vừa giao tiếp bằng mắt với con. Điều này tạo ra sự gắn kết giữa mẹ và bé, mang đến cảm giác an tâm hơn cho trẻ; đồng thời giúp người mẹ tránh được nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

Bí quyết để có nguồn sữa dồi dào cho con bú

Để có nhiều sữa cho con bú, các bà mẹ cần ăn uống đầy đủ, cân đối các nhóm chất bao gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất…

Các bà mẹ cần ăn uống đầy đủ, cân đối các nhóm chất bao gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất…

Các bà mẹ cần ăn uống đầy đủ, cân đối các nhóm chất bao gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất…

Bổ sung các thực phẩm lợi sữa như: rau ngót, đu đủ, thịt thăn bò, móng giò, quả sung, khoai lang…; đồng thời, tránh xa một số loại thực phẩm có thể gây mất sữa như: lá lốt, bắp cải, mướp đắng, dưa cải muối, thực phẩm công nghiệp, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, cay nóng, chua…

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là uống nước ấm hoặc sữa ấm. Không nên uống cà phê và thức uống có cồn như bia, rượu, nước ngọt đóng chai. Trong trường hợp người mẹ mắc bệnh cần phải dùng thuốc nên đề nghị bác sĩ kê các loại thuốc không gây mất sữa và an toàn nếu trẻ vẫn tiếp tục bú mẹ.

Bên cạnh chế độ ăn uống, người mẹ cần sinh hoạt điều độ, không thức khuya và cần ngủ đủ mỗi ngày. Dành thời gian thư giãn như nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách… để tránh căng thẳng, stress ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Cho trẻ bú nhiều lần cũng là một trong những biện pháp giúp mẹ gọi sữa nhanh về. Nếu trẻ bú không hết sữa, các mẹ nên chịu khó vắt hết sữa còn lại trong hai bầu ngực ra, đều đặn 3-4 giờ/lần. 

Ngoài ra, các mẹ có thể tự massage ngực với khăn mềm giặt nước ấm để giúp ống dẫn sữa giãn nở, từ đó giúp sữa chảy ra nhiều và nhanh hơn.

Các phân tích của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng, gia tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có thể cứu sống 820.000 trẻ em hàng năm và đem lại 302 tỷ đô la Mỹ thu nhập tăng thêm.

Phương Anh
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Ô nhiễm không khí cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ em

Ô nhiễm không khí cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ em

2 năm trước

Ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người vô hình, thầm lặng. Trong lúc chưa tìm được giải pháp vĩ mô giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí thì các bậc cha mẹ phải tìm cách để...
95% trẻ em dưới 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện

95% trẻ em dưới 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện

2 năm trước

Đến 2030, 95% trẻ em dưới 8 tuổi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện là một trong các mục tiêu quan trọng trong Chương trình...
Bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và thanh thiếu niên qua môi trường mạng

Bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và thanh thiếu niên qua môi trường mạng

2 năm trước

Vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Đà Nẵng phối hợp Tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision) Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Dự án bảo vệ trẻ em và thanh...
Thường xuyên rửa tay với xà phòng để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em

Thường xuyên rửa tay với xà phòng để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em

2 năm trước

Theo số liệu của Bộ Giáo dục & Đào tạo năm 2020, việc tiếp cận nước sạch và vệ sinh ở trường học cho học sinh cũng đang còn nhiều khó khăn: Vẫn còn hơn 5 triệu học sinh phổ thông chưa...
Mô hình bữa ăn học đường: Gắn kết dinh dưỡng với hoạt động thể chất giúp trẻ phát triển toàn diện

Mô hình bữa ăn học đường: Gắn kết dinh dưỡng với hoạt động thể chất giúp trẻ phát triển toàn diện

2 năm trước

Ngày 8/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết Mô hình bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh,...