THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 03:50

Tại sao trẻ em nên hạn chế đồ uống có đường?

17/01/2022 | 06:06
Những nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy, trẻ em sử dụng thường xuyên đồ uống có đường liên quan mật thiết với các căn bệnh tiểu đường, béo phì, sâu răng…
Che mẹ nên cho con sử dụng các loại nước từ hoa quả tươi hơn là đồ uống công nghiệp.

Che mẹ nên cho con sử dụng các loại nước từ hoa quả tươi hơn là đồ uống công nghiệp.

Những chứng bệnh liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều đường ở trẻ em

Theo các chuyên gia từ Viện Dinh dưỡng, các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là có các yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có thói quen ăn nhiều thức ăn có chứa đường như sữa, bánh kẹo, nước ngọt... và các biện pháp chăm sóc răng miệng chưa hợp lý.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, mặc dù lượng đường trong chế độ ăn của người lớn giới hạn từ 25-50g và trẻ em từ 12-25g mỗi ngày, nhưng để có lợi cho sức khoẻ mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày.

Với những bằng chứng về tác hại của đường công nghiệp, Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị giảm tiêu thụ đường và không sử dụng đường cho chế độ ăn của trẻ dưới 1 tuổi.

Các loại nước ngọt đều sử dụng đường công nghiệp và màu thực phẩm.

Các loại nước ngọt đều sử dụng đường công nghiệp và màu thực phẩm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, đồ uống có đường là tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do (đường trong sản xuất công nghiệp). Bao gồm nước ngọt không chứa cồn có ga hoặc không có ga; nước ép trái cây, rau củ đóng hộp; nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao, trà pha sẵn, cà phê pha sẵn và sữa có pha chế hương liệu. Điều này khác với những lợi ích của đường tự nhiên có trong mật ong, hoa quả, rau củ tươi.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trẻ em tiêu thụ nước ngọt với tần suất 1 lon một ngày có thể gây ra những ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ như tăng nguy cơ mắc nhiều các bệnh lý liên quan đến hệ xương răng (sâu răng, gãy xương), béo phì, bệnh tim mạch, và rối loạn chuyển hoá…

Trong một lon đồ uống có đường 330 ml thông thường có thể chứa tới 35g đường, khi trẻ uống hết 1 lon là đã vượt quá giới hạn khuyến nghị một ngày về lượng đường tự do cho trẻ.

Cần lưu ý rằng, chất lỏng không mang lại cảm giác no như thức ăn rắn, vì cơ thể không “ghi nhận” lượng calo lỏng như lượng calo từ thức ăn rắn. Điều này có thể khiến trẻ tiếp tục ăn ngay cả khi đã uống một loại đồ uống có hàm lượng calo cao, kết quả là một lượng lớn năng lượng tiếp tục được tiêu thụ cùng với lượng đường tự do.

Trong thực tế, cha mẹ thường hạn chế trẻ em ăn bánh, kẹo ngọt… nhưng lại ít khi hạn chế đồ uống có đường.

Trẻ em luôn bị thu hút bởi các loại kẹo đầy màu sắc.

Trẻ em luôn bị thu hút bởi các loại kẹo đầy màu sắc.

Dùng đồ uống có đường gây tăng nguy cơ béo phì và rối loạn chuyển hoá

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh về tim nguy hiểm nhất bao gồm: đái tháo đường, tiền đái tháo đường, béo bụng, cholesterol cao và huyết áp cao.

Tiêu thụ đồ uống có đường liên quan đến nồng độ kháng Insulin tăng cao ở thanh thiếu niên, và mối quan hệ này có thể thông qua con đường trung gian là do mỡ trung tâm và axit uric huyết thanh tăng.

Tiêu thụ đồ uống có đường trong thời thơ ấu có liên quan đến nguy cơ béo phì và thừa cân. Tiêu thụ đồ uống có đường đã được chứng minh là có liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở thanh thiếu niên.

Dữ liệu từ Điều tra Dinh dưỡng và Sức khỏe tại Đài Loan trên 1920 thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi cho thấy, trẻ em trai uống nhiều hơn (hoặc bằng) 7 lon nước ngọt / tuần và trẻ em gái uống nhiều hơn (hoặc bằng) 7 phần trà sữa / tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá cao gấp 4,6 lần và 5,2 lần.

Mặc dù mức tiêu thụ đồ uống có đường đã giảm trong 15 năm qua nhưng mức tiêu thụ vẫn ở mức cao (61% trẻ em tiêu thụ ít nhất một đồ uống có đường mỗi ngày).

Đồ uống có đường có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ.

Đồ uống có đường có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ.

Đồ uống nhiều đường có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần

Ngoài các tác hại về bệnh lý, một số nghiên cứu đã chỉ ra, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ.

Bên cạnh rối loạn chuyển hoá, các nhà khoa học còn lo ngại về tác động tiềm tàng của việc uống nước ngọt đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nước ngọt và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên, nhưng hướng của những tác động này vẫn chưa được biết rõ.

Trong một nghiên cứu theo dõi mối liên quan giữa Tiêu thụ nước ngọt và sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên, năm 2020. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với 5.147 trẻ em và người chăm sóc trẻ ở các thời điểm trẻ 11, 13 và 16 tuổi. Uống nước ngọt thường xuyên hơn có liên quan đến hành vi hung hăng hơn tại mỗi thời điểm và các triệu chứng trầm cảm ở lứa tuổi 11 và 13.

Trong dữ liệu điều tra 2929 trẻ em (52% là trẻ em trai, 51% là người Mỹ gốc Phi) có 43% tiêu thụ ít nhất một phần soda mỗi ngày và 4% tiêu thụ 4 phần trở lên mỗi ngày cho thấy, nhóm tiêu thụ một, hai, ba hoặc bốn hoặc nhiều hơn khẩu phần có liên quan đến điểm số hành vi hung hăng cao hơn so với việc không tiêu thụ soda.

Cần tăng khẩu phần rau xanh và hoa quả tươi trong thực đơn cho trẻ.

Cần tăng khẩu phần rau xanh và hoa quả tươi trong thực đơn cho trẻ.

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho cả gia đình

Việc tăng tiêu thụ đồ uống có đường cũng làm giảm cơ hội tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh khác cho trẻ. Nhiều bố mẹ đã biết đến lượng đường trong đồ uống có đường và tác hại của nó, tuy nhiên có nhiều loại thực phẩm bố mẹ và trẻ em không nghĩ rằng chúng chứa rất nhiều đường.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên dành thời gian đọc nhãn thực phẩm để đảm bảo con họ ăn uống lành mạnh. Kiểm tra nhãn sẽ cho biết lượng đường trong mỗi khẩu phần thực phẩm chúng ta tiêu thụ.

Ví dụ: Một lon nước ngọt có chứa dung tích là 330ml sẽ hàm lượng đường ghi trên vỏ là 10,5g đường. Nhưng hàm lượng đường này được tính trên 100ml, nên thực chất hàm lượng đường trong lon nước ngọt sẽ là hơn 30g/330ml.

Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng công thức 5-2-1-0 như một hướng dẫn chung cho sức khỏe hàng ngày gồm:

- 5 phần trái cây và rau (hoặc nhiều hơn!) mỗi ngày (tương đương ít nhất 400 gam rau và trái cây mỗi ngày)

- 2 giờ hoặc ít hơn: Hạn chế thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử là dưới 2 tiếng mỗi ngày.

- 1 giờ hoạt động thể chất: Chú trọng các hoạt động ngoài trời

- 0 đồ uống có đường: Nói không với các đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt có ga, không có ga, nước ép trái cây đóng hộp, đồ uống thể thao hoặc soda…)

Ăn nhiều trái cây và rau hơn trong ngày là một cách để hạn chế việc ăn vặt các thực phẩm nhiều đường. Trái cây và rau quả sẽ no lâu hơn và sẽ giúp trẻ no lâu hơn, giúp cắt giảm không chỉ lượng đường ăn vào mà còn giảm lượng calo tiêu thụ.

QH
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Bình Dương tuyên dương 100 gương thiếu nhi vượt khó học tốt

Bình Dương tuyên dương 100 gương thiếu nhi vượt khó học tốt

2 năm trước

Vừa qua, 100 thiếu nhi vượt khó học tốt đã được Tỉnh Đoàn, Hội đồng Đội tỉnh Bình Dương tuyên dương, trao học bổng.
Khởi tranh giải Bóng đá U9 toàn quốc Toyota Cup 2021 sau thời gian bị hoãn

Khởi tranh giải Bóng đá U9 toàn quốc Toyota Cup 2021 sau thời gian bị hoãn

2 năm trước

Sau nhiều lần bị tạm hoãn do ảnh hưởng của dịch bệnh, giải Bóng đá U9 toàn quốc Toyota Cup năm 2021 đã có lịch khởi tranh dự kiến vào ngày 16/2 tại TP Thanh Hóa.
Hà Nội tuyên dương học sinh đoạt giải quốc tế năm học 2021-2022

Hà Nội tuyên dương học sinh đoạt giải quốc tế năm học 2021-2022

2 năm trước

Ngày 13/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tuyên dương, khen thưởng học sinh đoạt giải trong kỳ thi quốc tế năm học 2021-2022. 39 học sinh tiêu biểu xuất sắc, đại diện cho các...
Năm 2021: Hơn 112.500 lượt học sinh, sinh viên được nhận học bổng từ Hội Khuyến học Quảng Bình

Năm 2021: Hơn 112.500 lượt học sinh, sinh viên được nhận học bổng từ Hội Khuyến học Quảng Bình

2 năm trước

Ngày 13/1, thông tin từ Hội Khuyến học tỉnh Quảng Bình cho biết, trong năm 2021, Hội Khuyến học Quảng Bình đã trao trên 112.500 suất học bổng đến học sinh, sinh viên nghèo vượt khó và khen...