THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 07:58

Tâm tình cô giáo vùng cao

23/11/2022 | 07:43
Với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, dù công tác xa gia đình, nhưng cô giáo Lò Thị Thỏa - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Tiểu học - Trung học cơ sở (PTDT BT, TH-THCS) Nà Khoang, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cùng những thầy cô giáo cắm bản ở vùng cao Sốp Cộp vẫn ngày đêm bám lớp, bám trường tận tình dạy chữ cho các em nhỏ.

Cuộc sống quanh ta luôn có những con người vô cùng bình dị, họ cống hiến lặng thầm để ươm mầm cho lớp lớp măng non. Đó chính là những thầy cô giáo ở vùng cao với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, yêu nghề mến trẻ. Với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết và gắn bó với nghề, cô Lò Thị Thỏa luôn được các đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh quý mến.

Cô giáo Lò Thị Thỏa tận tình dạy học trò

Cô giáo Lò Thị Thỏa tận tình dạy học trò

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La,  yêu mến trẻ, cô Lò Thị Thỏa đã đăng ký thi và trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Sơn La. Ra trường cô tình nguyện về công tác tại Trường Tiểu học Mường Lạn, huyện Sốp Cộp. Sau 1 thời gian công tác, năm 2019, cô giáo Thỏa được chuyển về Trường PTDTBT, TH-THCS Nà Khoang, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp giảng dạy. Những ngày mới về trường nhận nhiệm vụ, cô Thỏa gặp phải không ít khó khăn bởi kinh nghiệm chưa nhiều. Hơn nữa, cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn. Nhưng bằng lòng yêu nghề, mến trẻ cô Thỏa đã vượt lên tất cả để đến trường cùng các em nhỏ. Đó không chỉ là tình thương và niềm hạnh phúc mà cô dành cho những học trò nơi đây.

an ban tru

Cô giáo Lò Thị Thỏa chia sẻ, rất nhiều các em nhỏ vùng cao bố mẹ không có đủ điều kiện để đưa con đến học, thậm chí có con còn phải đi bộ đi học, nên nhiều lúc em không đến trường. Là một người giáo viên tôi đã cùng các đồng nghiệp đi vận động và thấy được hoàn cảnh khó khăn của các em, nên tôi đã vận động các bố mẹ cho con em đến trường để được ăn được học, được như các bạn cùng trang lứa.

Cô giáo như mẹ hiền

Cô giáo như mẹ hiền

Trường PTDTBT, TH-THCS Nà Khoang, xã Mường Và ở địa bàn xã vùng III đặc biệt khó khăn huyện Sốp Cộp. Vì địa bàn rộng nên trường có 9 điểm trường lẻ ở các bản, đồng nghĩa với việc luôn có 38 giáo viên cắm bản. Điểm trường Hin Cáp chỉ cách trung tâm xã gần 6km, nhưng để tới điểm trường có khi phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ. Dù vất vả, nhưng cô giáo Thỏa luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một giáo viên nói chung, giáo viên bậc Tiểu học nói riêng. Trong công việc, cô không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để vận dụng vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

hoc sinh Muong Va 2

Em Lò Thị Mỹ Lệ, lớp 4A, Trường PTDTBT, TH-THCS Nà Khoang, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La kể, ở lớp con ai cũng yêu quý cô Thỏa, vì cô luôn dạy chúng con những bài học hay.

Cô giáo Lò Thị Duyên, giáo viên Trường PTDTBT, TH-THCS Nà Khoang cho biết, cô giáo Lò Thị Thỏa là một giáo viên năng động, tự tin và cũng là một người rất chu đáo trong cuộc sống hằng ngày. Cô Thỏa thường hay có những sáng kiến hay trong bài giảng các tiết học. Đối với học sinh cô luôn tận tâm, tận tình, quan tâm chăm sóc các con rất chu đáo. Cô có những sáng kiến mà chúng tôi cần phải học hỏi rất nhiều.

diem truong Muong Va

Tại điểm trường Hin Cáp nơi cô dạy đa số là học sinh người dân tộc thiểu số nên trong việc giao tiếp và dạy học cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, vốn là người sinh ra và lớn lên ở đây, được tiếp xúc với nhiều người dân bản địa, vì thế cô dễ dàng hòa nhập với học sinh.

Cô giáo Trần Thị Loan - Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT, TH-THCS Nà Khoang nhận định, cô giáo Lò Thị Thỏa là một trong những cô có trách nhiệm, nhiệt tình với lớp, với công việc được giao, cũng được nhà trường tin tưởng là tổ trưởng, phụ trách công tác chuyên môn của tổ khối. Nà Khoang là một trong vùng sâu vùng xa nhưng cô rất nhiệt tình trong việc huy động học sinh ra lớp, cũng như chất lượng học sinh của lớp. Cô thường xuyên đi kiểm tra các điểm vùng cao, và vận động học sinh xuống lớp. Nhà trường rất ghi nhận những việc làm và thành tích mà cô đã đạt được.

Cô giáo Thỏa có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm để mỗi giờ lên lớp đối với học sinh thật sự thú vị

Cô giáo Thỏa có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm để mỗi giờ lên lớp đối với học sinh thật sự thú vị

Những năm qua, cô giáo Thỏa đã có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm để mỗi giờ lên lớp đối với học sinh thật sự thú vị, đặc biệt là những học sinh ở vùng sâu, vùng xa như Mường Và. Vì chỉ có cách đó mới lôi cuốn học sinh, khơi gợi ham thích việc học trước khi muốn các em học tốt.

Với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, dù công tác xa gia đình, nhưng cô giáo Lò Thị Thỏa cùng những cô giáo cắm bản ở vùng cao Sốp Cộp vẫn ngày đêm bám lớp, bám trường tận tình dạy chữ cho các em nhỏ. Bởi họ biết, đằng sau những khó khăn ấy là cả một tương lai tươi sáng đang chờ đón các em và món quà quý nhất đối với các cô giáo là học sinh của mình luôn chăm ngoan, học giỏi, vâng lời cha mẹ.

Thùy Dương – Cao Nguyên
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Phát triển Công tác xã hội và Tư vấn tâm lý học trong trường học

Phát triển Công tác xã hội và Tư vấn tâm lý học trong trường học

1 năm trước

Ngày 11/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Tổ chức Good Neighbors International (GNI) công bố văn kiện dự án hợp tác về “Phát triển Công tác xã hội và Tư vấn tâm lý trong trường học...
Tiếp tục xây dựng 2 trường đại học trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật

Tiếp tục xây dựng 2 trường đại học trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật

1 năm trước

Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký quyết định số 1156/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường đại học Luật Hà Nội và Trường...