THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 12:57

Tăng cường giám sát về phòng, chống đuối nước trẻ em

07/12/2022 | 19:52
Sáng 7/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo "Phòng, chống đuối nước trẻ em". Hội thảo do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đồng chủ trì, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, địa phương, tổ chức quốc tế liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nghĩa Đức

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nghĩa Đức

Thời gian qua, công tác phòng, chống đuối nước trẻ em được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Quốc hội đã ban hành 3 văn bản luật có nội dung liên quan đến phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em; Chính phủ ban hành 2 nghị định xử phạt vi phạm hành chính, 2 Quyết định phê duyệt Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và nhiều văn bản chỉ đạo.

Từ thực tế khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tại 6 tỉnh, thành phố: Gia Lai, Đắk Lắk, Bạc Liêu, An Giang, Nam Định, Yên Bái, cho thấy, địa phương đã quan tâm ban hành các văn bản để cụ thể hóa, triển khai các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em.

Đặc biệt, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tích cực phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em trong công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn chuyên môn và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, các địa phương trong cả nước thực hiện phòng, chống đuối nước trẻ em. Các bộ, ngành có liên quan, các địa phương trong toàn quốc theo chức năng đã phối hợp tích cực triển khai nhiều hoạt động đạt hiệu quả, xây dựng được những mô hình tốt phòng, chống đuối nước trẻ em.

Ảnh: Nghĩa Đức

Ảnh: Nghĩa Đức

Tuy nhiên, trước thực trạng tử vong do đuối nước trẻ em còn cao, nhiều ý kiến cho rằng, công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tồn tại một số hạn chế, khó khăn, thách thức: Một số văn bản pháp luật chưa có quy định riêng về công tác phòng, chống đuối nước trẻ em; việc dạy bơi cho trẻ em các địa phương, đặc biệt dạy bơi trong các trường học còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các tỉnh miền núi. Tại nhiều trường phổ thông đã được lắp đặt bể bơi nhưng thiếu các yếu tố bảo đảm, khó khăn trong vận hành, hiệu suất sử dụng thấp, gây lãng phí nguồn lực đầu tư; một số nhiệm vụ quản lý nhà nước chưa thực sự hiệu quả...

Để sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả bảo vệ trẻ em trước hiểm họa đuối nước, cần tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, vai trò chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, vai trò cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, sự phối hợp của các ngành, các cấp và vai trò tổ chức triển khai thực hiện của các địa phương.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đồng chủ trì
hội thảo. Ảnh: Nghĩa Đức

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: Nghĩa Đức

Trong đó, cần đặc biệt quan tâm tới các nội dung: Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em. Chú trọng, ưu tiên dạy trẻ em bơi an toàn, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước bằng mọi phương pháp, đi đôi với việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cơ sở về cơ chế vận hành để phát huy hệ thống bể bơi, hồ bơi trong trường học.

Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân tiếp cận các nguồn vốn, xây dựng các bể bơi, tham gia phổ cập bơi cho trẻ em; tăng cường bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống đuối nước trẻ em, đặc biệt nghiên cứu có chính sách hỗ trợ kinh phí học bơi, học kỹ năng an toàn phòng, chống đuối nước cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Thường xuyên thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về phòng, chống đuối nước trẻ em.

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa đánh giá cao những ý kiến trao đổi ngắn gọn, trọng tâm, sát thực tiễn của các đại biểu tham dự. Các ý kiến đã chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống đuối nước trẻ em; đồng thời có kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, địa phương. Đây là cơ sở để cụ thể hóa bằng các hành động, công tác tham mưu, chương trình hoạt động của Ủy ban nhằm tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt hơn nữa chính sách pháp luật về phòng, chống đuối nước trẻ em.

Theo daibieunhandan.vn
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Hà Nội yêu cầu trực bán thuốc 24/24 giờ trong những ngày nghỉ Tết

Hà Nội yêu cầu trực bán thuốc 24/24 giờ trong những ngày nghỉ Tết

1 năm trước

Hà Nội yêu cầu các nhà thuốc, quầy thuốc trong bệnh viện và các doanh nghiệp kinh doanh có hệ thống bán lẻ thuốc tổ chức trực bán thuốc 24/24 giờ trong những ngày nghỉ Tết và không...
Điện thoại đang khiến các ông bố, bà mẹ thành những phụ huynh xấu?

Điện thoại đang khiến các ông bố, bà mẹ thành những phụ huynh xấu?

1 năm trước

Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại là phổ biến đối với trẻ em, nhưng còn cha mẹ thì sao? Các chuyên gia đã đề xuất giới hạn việc sử dụng điện thoại của người lớn.
Hà Nội: Tổ chức chương trình gây quỹ 10.000 bữa cơm có thịt cho “Quỹ trò nghèo vùng cao” và kinh nghiệm chăm sóc trẻ

Hà Nội: Tổ chức chương trình gây quỹ 10.000 bữa cơm có thịt cho “Quỹ trò nghèo vùng cao” và kinh nghiệm chăm sóc trẻ

1 năm trước

Ngày 4/12, chương trình "The Queen's Day - Mẹ chọn tốt nhất" đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là nơi các bà mẹ được lắng nghe, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và những câu chuyện truyền cảm...