THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 01:41

Tăng cường hệ thống chính sách pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán trở về

15/10/2020 | 21:32
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, cho biết qua gần 10 năm thực hiện Luật phòng, chống mua bán người, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở các địa phương, sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và cộng đồng người dân, công tác phòng, chống mua bán người nói chung và công tác tiếp nhận, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân trở về nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hệ thống pháp luật, chính sách, dịch vụ về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng được ban hành có hệ thống và tương đối đồng bộ về cả quan điểm, chủ trương, biện pháp, phân công trách nhiệm, cơ chế điều phối. Công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và đầu tư nguồn lực đã được các Bộ, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm, thực hiện và huy động được sự tham gia, phối hợp cùng với các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế. Các mô hình can thiệp hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng bước đầu triển khai đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
 
Anh-2a---5215.jpg
 

 

Bà Nguyễn Thùy Dương - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội phát biểu khai mạc Hội thảo
 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình tiếp nhận và xác định, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức: quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước đang ngày càng sâu rộng, dẫn tới việc Việt Nam không chỉ là quốc gia điểm đi mà còn là điểm đến của nạn nhân mua bán người. Phát triển kinh tế khác nhau giữa các vùng, miền cũng làm gia tăng tình trạng mua bán người trong nội địa…Bên cạnh đó, những chính sách về tiếp nhận, xác định, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân hiện nay tồn tại nhiều bất cập không còn phù hợp với yêu cầu và thách thức đặt ra. Cụ thể, vấn đề xác minh, xác định nạn nhân, căn cứ, chế độ hỗ trợ, hệ thống hỗ trợ nạn nhân còn nhiều vướng mắt, cơ chế chuyển tuyến hỗ trợ nạn nhân còn nhiều hạn chế và sự sẵn có và tính đáp ứng của hệ thống cung cấp dịch vụ cho nạn nhân vẫn gặp nhiều vướng mắc, dẫn tới hiệu quả của công tác hỗ trợ cho các nạn nhân chưa cao…
 
 Anh-3a---5076--1-.jpg

 

 

Bà Park Mi Hyung, Trưởng đại diện IOM tại Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những cam kết mạnh mẽ, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam
 

Để khắc phục hạn chế trên, Bộ LĐ-TBXH tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát chính sách, pháp luật về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán để đề nghị Chính phủ và các đơn vị có liên quan sửa đổi bổ sung kế hoạch trong năm 2020 và xây dựng chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn tiếp theo. Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi, thảo luận và góp ý hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 09/2013/NĐ-CP, trong đó, tập trung vào những vấn đề như thành lập Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, thực hiện hỗ trợ đối với nạn nhân bị mua bán trở về, thẩm quyền các cơ quan tham gia vào quá trình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, trình tự thủ tục thực hiện hỗ trợ nạn nhân nhằm tháo gỡ những tồn tại, bất cập trong việc triển khai, thực hiện.

Nghị định sửa đổi nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP, hướng dẫn luật phòng chống mua bán người, hỗ trợ toàn diện và hỗ trợ tốt hơn cho nạn nhân bị mua bán, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân để nạn nhân bị mua bán được nhận sự hỗ trợ cần thiết và có thể tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Park Mi Hyung, Trưởng đại diện IOM tại Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những cam kết mạnh mẽ, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các văn bản chính sách liên quan đến phòng, chống mua bán người trong thời gian qua. Bà hy vọng, Hội thảo sẽ cung cấp thông tin đầu vào cuối cùng để hoàn thiện sửa đổi dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 09/2013/NĐ-CP.

Tại Hội thảo, ông Kobayashi Ryutaro, Phó trưởng Đại diện JICA Việt Nam nhấn mạnh rằng công tác hỗ trợ nạn nhân cần sự phối hợp của các ngành để hỗ trợ nạn nhân một cách thích hợp nhất. Ông cũng đề nghị các đại biểu quan tâm tới điều 13 của dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 09/2013/NĐ-CP liên quan tới địa vị pháp lý của đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân bị mua bán với mục tiêu đa dạng hóa hình thức hỗ trợ cho nạn nhân mua bán người và đem lại những lợi ích tốt nhất cho những nạn nhân mua bán người trở về.  
 
IMG-6746.jpg

 

 

Ông Kobayashi Ryutaro, Phó trưởng Đại diện JICA Việt Nam chia sẻ sự cần thiết của xác định địa vị pháp lý của đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân bị mua bán 
 

Nhiệm vụ của Đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân bị mua bán bao gồm, tiếp nhận thông tin từ cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân về các trường hợp mua bán người qua điện thoại; chuyển, cung cấp thông tin, nguy cơ nạn nhân sẽ bị mua bán, tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ nạn nhân; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên phạm vi toàn quốc để tiếp nhận, trao đổi, xác minh, xác định thông tin, liên quan đến nạn nhân bị mua bán; tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho nạn nhân, cha, mẹ, thành viên gia đình của nạn nhân; lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về nạn nhân bị mua bán và các cơ quan khác có thẩm quyền.
 
Anh-5a---5280.jpg

 

 

Bàn chủ tọa Hội thảo
 

Trình bày tại Hội thảo, các đại biểu đều nhấn mạnh mua bán người là một trong những tội xâm phạm nghiêm trọng quyền con người. Phòng, chống mua bán người là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhằm giảm nguy cơ mua bán người, giảm tội phạm mua bán người và tăng cường bảo vệ, hỗ trợ quyền con người, đặc biệt là quyền của những người bị mua bán. Hệ thống chính sách pháp luật về trợ giúp pháp lý cơ bản đã được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán trở về. Các Bộ luật, Luật tố tụng và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam… cũng đã có các quy định bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của nạn nhân.
 
 Anh-1a---5025.jpg

 

 

Quang cảnh Hội thảo
 

Công tác truyền thông, thông tin về mua bán người và các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân cũng được quan tâm hơn. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã vào cuộc tích cực hơn. Vai trò, đóng góp, sự phối hợp của tổ chức thực hiện và người trợ giúp pháp lý với các cơ quan, tổ chức hữu quan ngày một tăng cường, đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều vụ việc phức tạp đã được phát hiện. Nhiều nạn nhân đã được bảo vệ, chăm sóc kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái hòa nhập cộng đồng.

Nhìn chung, công tác trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán trở về trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với nạn nhân bị mua bán, thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý (tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng) đã bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bị mua bán trở về. Đồng thời, công tác này cũng góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền cũng như toàn xã hội đối với nạn nhân bị mua bán trở về, giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử, giúp họ hòa nhập cộng đồng, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.

Một số khuyến nghị được các đại biểu nêu trong Hội thảo như sau: phối hợp điều phối trong hỗ trợ nạn nhân mua bán người trong nhóm dễ bị tổn thương; đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý mà còn cần hiểu biết về tâm lý và cách thức tiếp cận, trao đổi với người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bị mua bán; nâng cao vai trò của các địa phương trong công tác giúp các nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng bền vững, hỗ trợ cho các nạn nhân hòa nhập…
 
 Anh-11a---5303.jpg

 

 

Các đại biểu tham gia Hội thảo
 

Rà soát tổng thể các quy định của pháp luật có liên quan đến hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán, trong đó có Luật Phòng chống mua bán người, Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Bộ luật hình sự, Tố tụng hình sự,…và các văn bản hướng dẫn để đề xuất hoàn thiện thể chế, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; Nâng cao nhận thức của các cơ quan, ban ngành về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác phòng, chống mua bán người.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý và phòng, chống mua bán người cho người dân và các cơ quan tổ chức có liên quan để kịp thời thông tin, thông báo về vụ việc cũng như cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân; cung cấp số điện thoại đường dây nóng, danh sách địa chỉ, số điện thoại của người thực hiện trợ giúp pháp lý, Trung tâm và Chi nhánh, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý để người dân biết và thông báo, thông tin khi có vụ việc mua bán người xảy ra.
Những điểm mới của Dự thảo Nghị định thay thế

Về cơ sở hỗ trợ nạn nhân, dự thảo Nghị định không quy định chương riêng về cơ sở hỗ trợ nạn nhân mà dẫn chiếu việc thành lập, hoạt động theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

Về thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân, dự thảo Nghị định quy định: khuyến khích các tổ chức, các cá nhân tham gia vào quá trình hỗ trợ nạn nhân; quy định chế độ hỗ trợ nạn nhân theo quy định của Chính phủ về trợ giúp xã hội và một số quy định hỗ trợ đặc thù; các chế độ khác như hỗ trợ về y tế, tâm lý cho nạn nhân tại cộng đồng; hỗ trợ chi phí cho người phiên dịch, người có trách nhiệm đưa nạn nhân là người nước ngoài ra bến tàu xe để hồi hương; chi phí cho cán bộ phiên dịch cho nạn nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số trong quá trình tiếp nhận lấy lời khai hoặc trong thời gian lưu trú tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội; quy định nạn nhân được hỗ trợ khó khăn ban đầu; học văn hóa, học nghề; vay vốn từ Quy quốc gia giải quyết việc làm hoặc từ các chương trình, dự án với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh cho nạn nhân.

Về trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ nạn nhân, dự thảo Nghị định không quy định thời gian xác nhận để đảm bảo những người là nạn nhân của mua bán người đều được hỗ trợ; thẩm quyền quyết định hỗ trợ học văn hóa, học nghề và trợ cấp khó khăn ban đầu thuộc thẩm quyền của cơ quan lao động, thương binh và xã hội cấp tỉnh quyết định; quy định cụ thể dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.


Theo Molisa

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.