THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 08:30

Tăng cường hợp tác trong nỗ lực phòng chống lao động trẻ em

18/08/2022 | 20:24
Những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong nỗ lực phòng chống thực trạng lao động trẻ em (LĐTE) thông qua việc xây dựng hệ thống chính sách pháp luật chặt chẽ, phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế, cũng như triển khai những chương trình, dự án phòng chống LĐTE từ trung ương tới địa phương.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Gia tăng các nguy cơ về LĐTE

Tuy nhiên, thực trạng LĐTE vẫn còn tồn tại, đặc biệt tại khu vực kinh tế phi chính thức. Theo Điều tra Quốc gia về LĐTE năm 2018 do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 1.031.944 trẻ em trong độ tuổi từ 5-17 là LĐTE, trong số đó 20,1% trẻ làm việc hơn 40 giờ một tuần, và gần 50,4% trẻ phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Bên cạnh những cách thức truyền thống, LĐTE đang tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi, khó lường hơn. Một trong số đó là bóc lột tình dục trẻ em trên môi trường mạng (BLTDTE-MTM). Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghệ tại Việt Nam làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của trẻ em trước các nguy cơ bị bóc lột và xâm hại trên không gian mạng. Theo thống kê từ Trung tâm Quốc gia về Trẻ em mất tích và bị bóc lột (NCMEC) của Mỹ, có hơn 700.000 vụ báo cáo liên quan tới Việt Nam trong năm 2018 về hình ảnh/video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng - đứng thứ 2 trong ASEAN, sau Indonesia. Vấn đề BLTDTE-MTM, một trong những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, đã đặt ra thách thức mới cho Việt Nam hiện nay.

“Sự gia tăng của các nguy cơ về LĐTE đã đặt ra yêu cầu cho chính phủ và các đơn vị liên quan nhằm tăng cường năng lực hợp tác bởi không một tổ chức, cá nhân nào có thể đơn phương xóa bỏ tình trạng LĐTE. Chúng ta cần hành động để can thiệp và hỗ trợ kịp thời cho các trẻ em có nguy cơ lao động trái quy định của pháp luật để đảm bảo quyền trẻ em và tạo cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ.” ông Doseba Tua Sinay, Trưởng Đại diện World Vision Việt Nam chia sẻ.

Nỗ lực phòng chống LĐTE

Bà Nguyễn Thị Kim Hoa – Trưởng phòng Bảo vệ TE (Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện pháp luật, chính sách như tham gia các Công ước quốc tế về TE, LĐTE như phê chuẩn CRC, các Công ước số 138 và số 182 (độ tuổi tối thiểu tham gia gia LĐ và xóa bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ nhất); Công ước số 29 và số 105 (xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc), tham gia Liên minh 8.7 về xóa bỏ LĐTE; Phát triển chính sách hỗ trợ xã hội (chính sách hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ địa phương kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Chính sách trợ cấp, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật; Chính sách phổ cập giáo dục tiểu học, miễn, giảm học phí cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em vùng khó khăn; Đào tạo nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo; Miễn thuế, hỗ trợ đầu tư, vay vốn ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề dành riêng cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật); Ban hành Kế hoạch, Chương trình thực hiện SDG 8.7 xóa bỏ LĐTE dưới mọi hình thức; Lồng ghép đưa mục tiêu thực hiện công tác phòng ngừa giảm thiểu LĐTE trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia; Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE dưới nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của cộng đồng. Nâng cao năng lực về phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; Hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin về LĐTE…

Nhằm tăng cường nỗ lực phòng ngừa và xóa bỏ LĐTE, ngày 18/8 tại Hà Nội, World Vision Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Khởi động Dự án “Phòng chống các hình thức LĐTE trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bao gồm bóc lột tình dục trẻ em trên môi trường mạng, và vi phạm các điều kiện lao động tối thiểu” (gọi là Dự án ACE). Dự án Được tài trợ bởi Bộ Lao động Hoa Kỳ với tổng ngân sách là 2.471.857 đô la.

Dự án ACE đã được triển khai tại Philippines từ năm 2019. Cho đến nay, dự án đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào công cuộc phòng chống và xoá bỏ tình trạng LĐTE tại quốc gia này. Việt Nam là quốc gia thứ hai được lựa chọn để nhân rộng mô hình của dự án.

“Dự án ACE đã đạt được những thành công bước đầu trong việc hỗ trợ và hợp tác với Bộ Lao động và Nghề nghiệp (DOLE) tại quốc gia và trong khu vực cũng như các cơ quan và khối chính phủ tại địa phương trong những lĩnh vực được ưu tiên,” bà Daphne de Guzman Culana, Giám đốc Dự án ACE chia sẻ. “Dự án ACE, cùng với DOLE, đã tập huấn cho hàng trăm thanh tra lao động và cán bộ của Chương trình Phòng chống và Xóa bỏ LĐTE của DOLE. Mới đây, dự án ACE đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia của các đối tác và đã thông qua Bản Tuyên bố chung của chính phủ và khối tư nhân nhằm phòng chống các hình thức LĐTE tồi tệ nhất, bao gồm bóc lột tình dục trẻ em trên môi trường mạng, và vi phạm các điều kiện lao động tối thiểu.”

Bà Daphne hy vọng đội ngũ Dự án ACE tại Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì trao đổi và phối hợp chặt chẽ với Bộ LĐ-TB&XH cũng như các đối tác chính thức cấp trung ương và địa phương. Bà tin tưởng rằng việc phối hợp chặt chẽ sẽ là chìa khóa giúp đảm bảo việc đạt được mục tiêu của dự án.

Tháng 5 vừa qua, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Việc làm và Lao động Nam Phi đã phối hợp tổ chức “Hội nghị toàn cầu lần thứ 5 về xóa bỏ LĐTE” tại thành phố cảng Durban, Nam Phi. Hội nghị đã thông qua Lời kêu gọi Hành động Durban về xóa bỏ LĐTE, nhằm mục đích tạo ra một cam kết mới và tăng tốc giữa các chính phủ và các bên liên quan khác hướng tới xóa bỏ LĐTE vào năm 2025.

“Các can thiệp của dự án ACE đang góp phần thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc chấm dứt tình trạng LĐTE, phù hợp với Lời kêu gọi Hành động Durban về xóa bỏ LĐTE được đưa ra vào tháng 5 vừa qua,” ông Rafiq Mangi, Phó Giám đốc Dự án ACE (World Vision Việt Nam) cho biết thêm.

Thảo Vân
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Vì sao nhiều phụ huynh vẫn ngần ngại cho con tiêm vaccine COVID-19?

Vì sao nhiều phụ huynh vẫn ngần ngại cho con tiêm vaccine COVID-19?

1 năm trước

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nêu nguyên nhân nhiều phụ huynh chưa đồng ý cho con đi tiêm vaccine COVID-19.
Cách nói chuyện để trẻ chịu lắng nghe

Cách nói chuyện để trẻ chịu lắng nghe

1 năm trước

Camilla Miller, chuyên gia nuôi dạy con cái người Mỹ, cho rằng luôn có cách để cha mẹ và con cái kiềm chế xung đột, tìm được tiếng nói chung.
Đã nhập thêm 28.000 ống thuốc Protamin sulfat về Việt Nam

Đã nhập thêm 28.000 ống thuốc Protamin sulfat về Việt Nam

1 năm trước

28.000 ống thuốc Protamin sulfat - có tác dụng cầm máu và chống đông máu, chỉ sử dụng trong quy trình mổ tim - lồng ngực đã về đến Việt Nam và được chuyển đến các bệnh viện.
Bắt giữ đối tượng dụ dỗ bé gái 14 tuổi vay tiền bằng clip 'nóng'

Bắt giữ đối tượng dụ dỗ bé gái 14 tuổi vay tiền bằng clip "nóng"

1 năm trước

Khi bé gái không có khả năng thanh toán, đối tượng này đã phát tán những hình ảnh, clip "nóng" lên mạng xã hội để uy hiếp nạn nhân.
Cha mẹ nên làm gì khi con chán học?

Cha mẹ nên làm gì khi con chán học?

1 năm trước

Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em. Nhưng trên chặng đường đèn sách, không phải lúc nào các em cũng tìm thấy niềm vui, sự hứng khởi. Đó là thời điểm cha mẹ, thầy cô cần...