THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 01:54

Tăng cường sự tham gia của trẻ em

08/01/2022 | 07:01
Quyền tham gia của trẻ em là một trong bốn nhóm quyền quan trọng của trẻ em được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, đó là: quyền sống còn, phát triển, bảo vệ và tham gia.
Đại diện trẻ em gửi đến Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung những ý kiến, giải pháp thúc đẩy quyền tham gia của mình. Ảnh M. Dũng.

Đại diện trẻ em gửi đến Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung những ý kiến, giải pháp thúc đẩy quyền tham gia của mình. Ảnh M. Dũng.

Quyền tham gia của trẻ em bao gồm: quyền được tiếp cận thông tin phù hợp lứa tuổi, được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng của mình về các vấn đề về trẻ em; quyền được người lớn lắng nghe và phản hồi các kiến nghị, ý kiến của mình; quyền được tham gia vào quá trình ra quyết định; và quyền được kết giao, được thành lập hoặc tham gia các nhóm, hiệp hội và tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh, phù hợp.

Quyền tham gia của trẻ em là một trong những quyền cơ bản của trẻ em, trong những năm gần đây, quyền tham gia của trẻ em đã có những hành lang pháp lý rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện tại Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em...” (khoản 1 Ðiều 37).

Ðiều 33 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em”; Ðiều 34: “Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng”.

Luật Trẻ em dành một Chương quy định trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em (Chương V) quy định cụ thể: Phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em; Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình; Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; Tổ chức đại diện, tiếng nói nguyện vọng của trẻ em; Bảo đảm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em.

Ngoài ra, Nghị định số 56/2017/NÐ-CP; Quyết định số 1235/QÐ-TTg; Quyết định số 06/QÐ-TTg; Các Thông tư số 36/2018/TT-BLÐTBXH; Thông tư số 28/2019/TT-BLÐTBXH; Thông tư số 29/2019/TT-BLÐTBXH có quy định về quyền tham gia của trẻ em.

Theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LÐ-TB&XH), các văn bản của quốc tế và Việt Nam đã tạo khung pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Quy định về quyền tham gia của trẻ em trong hệ thống pháp luật Việt Nam tương thích, hài hòa với các văn bản của quốc tế và cụ thể hóa để phù hợp với tình hình Việt Nam. Quyền tham gia của trẻ em đã và đang ngày càng được quan tâm, quy định cụ thể, chặt chẽ hơn.

Ngày 7/1/2021, Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 (Quyết định số 23/QÐ-TTg), trong đó có 3 chỉ tiêu về quyền tham gia của trẻ em:

Mục tiêu 4: Về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em

Chỉ tiêu 22: Phấn đấu 30% trẻ em từ 07 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp vào năm 2025 và 35% vào năm 2030.

Chỉ tiêu 23: Phấn đấu 85% trẻ em được nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.

Chỉ tiêu 24: Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em đạt 30% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030.

Ðể đạt được các mục tiêu đó, trong thời gian tới cần tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và địa phương về thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em. Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong môi trường gia đình và nhà trường, thông qua nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng của gia đình, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục và trẻ em.

Tập huấn về quyền trẻ em. Ảnh GNI

Tập huấn về quyền trẻ em. Ảnh GNI

Ðồng thời, xây dựng, thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em như: Diễn đàn trẻ em, Hội đồng trẻ em, Câu lạc bộ quyền trẻ em, Các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện, Thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong nhà trường, các cơ sở chăm sóc trẻ em, nhóm gia đình đồng hành cùng trẻ em...

Ngoài ra, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng môi trường mạng để trẻ em chủ động, sáng tạo tham gia vào các vấn đề về trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; các cơ sở giáo dục tạo điều kiện cho trẻ em được sử dụng Internet để học tập, giao tiếp; được truy cập trên website của nhà trường an toàn, hiệu quả.

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực cho các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

Bên cạnh đó, mở rộng hợp tác quốc tế về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em nhằm tranh thủ nguồn lực, kỹ thuật và kinh nghiệm quốc tế. Chủ động tham gia và đăng cai tổ chức các sự kiện khu vực và quốc tế về quyền tham gia của trẻ em như Diễn đàn trẻ em, liên hoan gặp mặt trẻ em...

Giai đoạn 2016-2020:

- 63/63 tỉnh, thành phố ban hành quyết định, kế hoạch, công văn triển khai thực hiện Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em để triển khai thực hiện hằng năm hoặc theo giai đoạn 2016-2020.

- Truyền thông, nâng cao nhận thức về quyền tham gia của trẻ em: có gần 3,9 triệu bản tài liệu, tờ rơi, tờ gấp… cho cán bộ, cha mẹ, trẻ em được phát hành; sản xuất 375.538 các sản phẩm truyền thông; tổ chức 88.733 buổi nói chuyện chuyên đề, tọa đàm (tính từ thôn, làng, ấp, bản trường học….), tổ chức 70.543 hoạt động truyền thông; tổ chức 14.189 cuộc tuyên truyền cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em với 1.484.039 người tham gia; tổ chức 56.422 cuộc tuyên truyền cho hơn 6,6 triệu lượt trẻ em tham gia. Trong giai đoạn 2016-2020, các Tổ chức quốc tế đã hỗ trợ các địa phương tổ chức được 22.164 sự kiện, cuộc tuyên truyền cho trẻ em, phụ huynh, cán bộ các cấp với sự tham gia của 195.969 lượt người tham gia.

- Tập huấn, nâng cao năng lực về quyền tham gia của trẻ em: tổ chức 3.266 lớp tập huấn với 289.877 lượt cán bộ làm công tác trẻ em các cấp tham gia; 13.501 lớp tập huấn với 890.806 lượt cán bộ Đoàn, Đội tham gia.

- Các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em tiêu biểu: Diễn đàn trẻ em; Hội đồng trẻ em; Mô hình thăm dò ý kiến của trẻ em; Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em; Mô hình chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện.

Vân Nhi
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Tăng cường phổ biến kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh tại Ninh Bình

Tăng cường phổ biến kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh tại Ninh Bình

2 năm trước

Thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng chống đua xe trái phép, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội cùng các vi phạm về pháo trong dịp Tết...
Tăng cường tiếp cận công lý cho trẻ em

Tăng cường tiếp cận công lý cho trẻ em

2 năm trước

Thời gian qua, hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp...
Bắc Giang tăng cường vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Bắc Giang tăng cường vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi

2 năm trước

Toàn tỉnh Bắc Giang có trên 478.000 trẻ em, chiếm khoảng 28% dân số; trong đó, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc các xã đặc...