THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 06:40

Tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật

06/12/2021 | 09:47
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân, của các gia đình, trẻ em; tôn trọng tất cả các tôn giáo cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các tôn giáo hoạt động và phát triển.

Thực tiễn sinh động về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Hiện 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số; có hơn 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Đặc biệt, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong đó có các sự kiện kỷ niệm 500 năm Cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)… Những nỗ lực này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) gặp mặt, biểu dương các vị chức sắc tiêu biểu, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo ngày 9/8/2019 tại TP Đà Nẵng, khẳng định sự quan tâm, tôn trọng của Đảng, Nhà nước ta đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Ảnh: Thành An

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) gặp mặt, biểu dương các vị chức sắc tiêu biểu, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo ngày 9/8/2019 tại TP Đà Nẵng, khẳng định sự quan tâm, tôn trọng của Đảng, Nhà nước ta đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Ảnh: Thành An

Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam được ví như “bảo tàng tôn giáo” của thế giới. Điều đó đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú và đặc sắc. Hiện nay, ở Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo.

Với chính sách tôn giáo đúng đắn, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của mọi người, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của mọi người, số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự ngày càng gia tăng; quy mô hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lớn; chính quyền các cấp đảm bảo an ninh trật tự đối với các hoạt động tôn giáo có đông người dân tham dự. Cụ thể, người có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở thờ tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Tổ chức tôn giáo được hoạt động theo Hiến chương, điều lệ, được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh, sách tôn giáo; nâng cấp, xây mới cơ sở thờ tự; mở rộng quy mô và hình thức sinh hoạt; tăng cường, mở rộng hoạt động quốc tế…

Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo; đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.

Việc công nhận tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân và sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế. Chẳng hạn như ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên nơi có đa số người H'Mông theo đạo Tin lành, chỉ trong 4 năm trở lại đây, đã có 70 điểm nhóm Tin lành được cấp đăng ký sinh hoạt, còn 16 điểm chưa được cấp đăng ký. Ông  Giàng Hồng Sinh (dân tộc H'Mông, bản Sima 2, xã Chung Chải) phụ trách truyền đạo của điểm nhóm Tin lành tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho biết: "4 năm nay khác nhiều so với 6 năm trước. Sinh hoạt tôn giáo được tạo điều kiện, bà con có cơ sở để tập trung. Trước đây, khi chưa đăng ký thì giáo dân chủ yếu sinh hoạt tại gia. Chúng tôi có giáo lý, giáo luật, hiến chương nên được Nhà nước cấp phép sinh hoạt, được tự do truyền đạo cho giáo dân". Cũng theo lời ông Gìang Hồng Sinh, cứ vào mỗi buổi chủ nhật sinh hoạt định kỳ, tại căn nhà gỗ khang trang rộng rãi, bà con cùng nhau trao đổi cách làm ăn kinh tế như trồng cây ăn quả, nuôi trâu bò và cả những biện pháp giữ gìn vệ sinh giữa tình hình dịch bệnh Covid-19; cùng nhau vui vẻ hát Thánh ca, nghe giảng về lòng kính Chúa, yêu nước, yêu thương con người, tuân thủ pháp luật…

Chống lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ nhấn mạnh, Việt Nam thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/11/2016. Luật đã tác động tích cực đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam tạo hành lang pháp lý vững chắc để bảo đảm thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Việc sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của bà con cũng rất thuận lợi. Nếu như trước đây, thời gian sinh hoạt tập trung của các điểm nhóm Tin lành phải từ 20-25 năm trở lên thì nay, chỉ cần 5 năm sinh hoạt liên tục, thường xuyên, cộng thêm một số điều kiện khác sẽ được đăng ký. Và nhờ có sự đoàn kết, ở Việt Nam không có xung đột tôn giáo. Các tôn giáo chung sống hòa hợp, gắn bó đồng hành với dân tộc. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia phong trào xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.

Bảo đảm an ninh trên lĩnh vực tôn giáo góp phần bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nâng cao đời sống tinh thần của người dân (Trong ảnh: Nhân dân huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh vui Tết Trung thu). Ảnh: Thành An

Bảo đảm an ninh trên lĩnh vực tôn giáo góp phần bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nâng cao đời sống tinh thần của người dân (Trong ảnh: Nhân dân huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh vui Tết Trung thu). Ảnh: Thành An

Việt Nam có chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Điều đó đã quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật của nước ta.

Nhà nước ta bên cạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cũng nghiêm cấm mọi hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Bất kỳ ai, nếu vi phạm pháp luật dù với bất cứ lý do gì đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật.

Việt Cường
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Tôn giáo, tín ngưỡng và sự phát triển bền vững

Tôn giáo, tín ngưỡng và sự phát triển bền vững

2 năm trước

Để bảo đảm cho chiến lược phát triển bền vững thành công, ngoài vai trò của các chính khách, các nhà khoa học, phải đề cao vai trò của tôn giáo và tín ngưỡng.